Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được hỗ trợ phân bổ vốn ngân sách trung ương theo nguyên tắc nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến chương trình xây dựng nông thôn mới. Cho tôi hỏi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được hỗ trợ phân bổ vốn ngân sách trung ương theo nguyên tắc nào? Câu hỏi của chị Mỹ Hạnh ở Bến Tre.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được thực hiện với mức vốn ngân sách trung ương là bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 25/2021/QH15 về kinh phí thực hiện Chương trình như sau:

...
3. Kinh phí thực hiện Chương trình:
Ngân sách nhà nước bố trí cho Chương trình tối thiểu là 196.332 tỷ đồng, trong đó:
a) Vốn ngân sách trung ương: 39.632 tỷ đồng, bao gồm:
- Vốn đầu tư phát triển: 30.000 tỷ đồng;
- Vốn sự nghiệp: 9.632 tỷ đồng.
b) Vốn ngân sách địa phương: 156.700 tỷ đồng.
Trong quá trình điều hành, Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương để ưu tiên hỗ trợ thêm cho Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn hợp pháp để thực hiện.
...

Theo đó, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được thực hiện với mức vốn ngân sách trung ương là 39.632 tỷ đồng.

Và trong quá trình điều hành, Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương để ưu tiên hỗ trợ thêm cho Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn hợp pháp để thực hiện.

Xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới (Hình từ Internet)

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được hỗ trợ phân bổ vốn ngân sách trung ương theo nguyên tắc nào?

Theo khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 25/2021/QH15 quy định về nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình như sau:

...
4. Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình:
a) Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững; ưu tiên nguồn lực cho các xã, các huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới, nhất là các xã an toàn khu, xã đạt dưới 15 tiêu chí; hỗ trợ các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới đã đạt chuẩn nhưng chỉ tiêu vẫn còn thấp để nâng cao chất lượng các tiêu chí và bảo đảm bền vững;
b) Bố trí vốn hỗ trợ các Chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương thực hiện Chương trình theo nguyên tắc:
- Năm 2021 tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ như giai đoạn 2016 - 2020;
- Giai đoạn 2022 - 2025, căn cứ dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 (năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách mới), thực hiện theo nguyên tắc:
+ Ngân sách trung ương không hỗ trợ các địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương (trừ tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi);
+ Ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi, trong đó: ưu tiên hỗ trợ các địa phương miền núi, Tây Nguyên, các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương từ 60% trở lên;
Căn cứ các nguyên tắc nêu trên, Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể.
d) Căn cứ tổng mức vốn ngân sách trung ương hỗ trợ, cùng với nguồn vốn ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ, bảo đảm đồng bộ, không chồng chéo, trùng lặp với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
đ) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện Chương trình.

Theo đó, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được hỗ trợ phân bổ vốn ngân sách trung ương theo những nguyên tắc được quy định tại khoản 4 Điều 1 nêu trên.

Trong đó có nguyên tắc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành.

Đồng thời có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện Chương trình.

Việc huy động vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được thực hiện bằng những giải pháp nào?

Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 1 Nghị quyết 25/2021/QH15 quy định về giải pháp huy động vốn và triển khai thực hiện như sau:

...
5. Giải pháp và cơ chế quản lý, điều hành Chương trình:
a) Giải pháp huy động vốn và triển khai thực hiện:
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động vốn, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; các địa phương có trách nhiệm bố trí đủ vốn ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình; khuyến khích cho vay ủy thác qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội; tăng cường vận động các tổ chức kinh tế đăng ký hỗ trợ địa phương thực hiện xây dựng nông thôn mới;
- Rà soát, phân kỳ đầu tư, ưu tiên tập trung đầu tư, tránh dàn trải, nợ đọng xây dựng cơ bản, bảo đảm đúng quy định của Luật Đầu tư công.
b) Cơ chế quản lý, điều hành:
Việc quản lý, điều hành Chương trình được thực hiện theo điểm b, khoản 4, Điều 1 của Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Như vậy, việc huy động vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động vốn, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định.

Và các địa phương có trách nhiệm bố trí đủ vốn ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình; khuyến khích cho vay ủy thác qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội.

Đồng thời tăng cường vận động các tổ chức kinh tế đăng ký hỗ trợ địa phương thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện thực hiện chức năng gì?
Pháp luật
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được hỗ trợ phân bổ vốn ngân sách trung ương theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 thì Chính phủ được giao những nhiệm vụ nào?
Pháp luật
Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là gì? Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Điều phối Trung ương được quy định ra sao?
Pháp luật
Tạo điều kiện để các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin phát triển hạ tầng số tại Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới?
Pháp luật
Tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin và truyền thông cơ sở tại Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ 14/8/2022?
Pháp luật
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được thực hiện với mức kinh phí là bao nhiêu?
Pháp luật
Tổ chức các lớp phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân nông thôn từ ngày 14/8/2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
6,226 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào