Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được thực hiện với mức kinh phí là bao nhiêu?
- Mục tiêu cụ thể của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 đến năm 2025 là gì?
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được thực hiện trên phạm vi nào?
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được thực hiện với mức kinh phí là bao nhiêu?
Mục tiêu cụ thể của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 đến năm 2025 là gì?
Theo điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 25/2021/QH15 quy định về mục tiêu cụ thể đến năm 2025 như sau:
Mục tiêu thực hiện Chương trình:
...
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:
- Phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí; tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu đối với các xã, huyện, tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020;
- Phấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó, ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới;
- Phấn đấu cả nước có ít nhất 15 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
- Phấn đấu 60% số thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (sau đây gọi là thôn) thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo các tiêu chí nông thôn mới do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
...
Theo đó, mục tiêu cụ thể của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 đến năm 2025 là phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí.
Đồng thời tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu đối với các xã, huyện, tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được thực hiện với mức kinh phí là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được thực hiện trên phạm vi nào?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 25/2021/QH15 quy định về phạm vi thực hiện như sau:
...
2. Phạm vi và thời gian thực hiện Chương trình:
a) Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn nông thôn của cả nước, bao gồm: các thôn, các xã, các huyện, các thị xã và thành phố thuộc tỉnh có xã của 63 tỉnh, thành phố thuộc trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Thời gian thực hiện Chương trình: từ năm 2021 đến hết năm 2025.
...
Theo quy định trên, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được thực hiện trên địa bàn nông thôn của cả nước.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được thực hiện với mức kinh phí là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 25/2021/QH15 về kinh phí thực hiện Chương trình như sau:
...
3. Kinh phí thực hiện Chương trình:
Ngân sách nhà nước bố trí cho Chương trình tối thiểu là 196.332 tỷ đồng, trong đó:
a) Vốn ngân sách trung ương: 39.632 tỷ đồng, bao gồm:
- Vốn đầu tư phát triển: 30.000 tỷ đồng;
- Vốn sự nghiệp: 9.632 tỷ đồng.
b) Vốn ngân sách địa phương: 156.700 tỷ đồng.
Trong quá trình điều hành, Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương để ưu tiên hỗ trợ thêm cho Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn hợp pháp để thực hiện.
...
Như vậy, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được thực hiện với mức kinh phí vốn ngân sách trung ương là 39.632 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương là 156.700 tỷ đồng.
Và trong quá trình điều hành, Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương để ưu tiên hỗ trợ thêm cho Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn hợp pháp để thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?