Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được xây dựng dựa theo nguyên tắc nào? Ai có quyền ban hành quy chế hoạt động của hội đồng thương hiệu này?
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được xây dựng dựa theo nguyên tắc nào?
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được xây dựng dựa theo nguyên tắc tại Điều 2 Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-TTg như sau:
- Thúc đẩy phát triển ngoại thương, quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia Việt Nam thông qua sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, trên cơ sở thống nhất, đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
- Bảo đảm nguồn lực để thực hiện phù hợp với mục tiêu và năng lực tổ chức triển khai từ trung ương đến địa phương; phát huy sự chủ động tham gia và đóng góp của cộng đồng xã hội vào quá trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình.
- Bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành thực hiện các hoạt động để thực hiện Chương trình.
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam (Hình từ Internet)
Kinh phí của ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam để đảm bảo cho các hoạt động nào?
Kinh phí của ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam để đảm bảo cho các hoạt động được quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-TTg như sau:
Kinh phí thực hiện Chương trình
1. Kinh phí thực hiện Chương trình được hình thành từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước cấp hàng năm;
b) Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia;
c) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
d) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương để đảm bảo chi phí cho các hoạt động sau:
a) Các nội dung quy định tại Điều 5 Quy chế này;
b) Các hoạt động quản lý Chương trình;
c) Các nội dung khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản này do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí của ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam để đảm bảo chi phí cho các hoạt động sau:
- Các nội dung quy định tại Điều 5 Quy chế này;
- Các hoạt động quản lý Chương trình;
- Các nội dung khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản này do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Ai có quyền ban hành quy chế hoạt động của hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam?
Ai có quyền ban hành quy chế hoạt động của hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-TTg như sau:
Tổ chức thực hiện Chương trình
1. Căn cứ Quyết định phê duyệt Đề án do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành, việc ký kết hợp đồng giao nhiệm vụ thực hiện Đề án và báo cáo việc thực hiện đề án thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 12, Điều 14 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP.
2. Đơn vị chủ trì đề án ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân để thực hiện các hạng mục công việc thuộc nội dung đề án.
3. Để tổ chức thực hiện Chương trình, Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam, Ban Thư ký và Ban Chuyên gia của Chương trình.
4. Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng là lãnh đạo các bộ, ngành, tổ chức liên quan, có chức năng, nhiệm vụ sau:
a) Định hướng xây dựng mục tiêu, chiến lược thực hiện Chương trình trong từng thời kỳ;
b) Cho ý kiến về danh mục đề án trong khuôn khổ Chương trình do các đơn vị chủ trì đề án đề xuất;
c) Cho ý kiến về danh sách các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
5. Ban Thư ký, do lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công Thương làm Trưởng ban, có các chức năng, nhiệm vụ sau:
a) Giúp việc cho Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam, cơ quan quản lý Chương trình để tổ chức thực hiện Chương trình;
b) Báo cáo việc tổ chức thực hiện Chương trình lên Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam và cơ quan quản lý Chương trình.
6. Ban Chuyên gia gồm các thành viên là đại diện của các bộ, ngành, tổ chức liên quan và các chuyên gia độc lập, có các chức năng, nhiệm vụ sau:
a) Thực hiện các hoạt động tư vấn có tính chất chuyên môn thuộc Chương trình;
b) Tham gia xét chọn các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan quản lý Chương trình.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?