Chương trình và thời gian đào tạo liên thông của trường cao đẳng nghề được pháp luật quy định như thế nào?

Các trường cao đẳng nghề tổ chức đào tạo liên thông phải bảo đảm các yêu cầu nào? Chương trình và thời gian đào tạo liên thông của trường cao đẳng nghề được pháp luật quy định như thế nào? Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Thanh Huy - Long Khánh.

Thời gian đào tạo liên thông của trường cao đẳng nghề được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 27/2017/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể:

Thời gian đào tạo liên thông
1. Thời gian đào tạo liên thông được xác định trên cơ sở khối lượng kiến thức, kỹ năng quy định cho từng chương trình theo từng trình độ và phương thức, hình thức đào tạo.
2. Thời gian đào tạo liên thông theo niên chế giữa trình độ trung cấp với trình độ cao đẳng từ 01 (một) đến 02 (hai) năm học tùy theo ngành, nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo.
3. Thời gian đào tạo liên thông theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp là thời gian để người học tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ cho từng chương trình đào tạo.
4. Hiệu trưởng nhà trường quy định thời gian đào tạo liên thông đối với từng ngành, nghề và từng đối tượng người học cụ thể.

Như vậy, thời gian đào tạo liên thông được xác định trên cơ sở khối lượng kiến thức, kỹ năng quy định cho từng chương trình theo từng trình độ và phương thức, hình thức đào tạo.

- Thời gian đào tạo liên thông theo niên chế giữa trình độ trung cấp với trình độ cao đẳng từ 01 (một) đến 02 (hai) năm học tùy theo ngành, nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo.

- Thời gian đào tạo liên thông theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp là thời gian để người học tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ cho từng chương trình đào tạo.

- Hiệu trưởng nhà trường quy định thời gian đào tạo liên thông đối với từng ngành, nghề và từng đối tượng người học cụ thể.

Đào tạo liên thông

Đào tạo liên thông (Hình từ Internet)

Các trường cao đẳng nghề tổ chức đào tạo liên thông phải bảo đảm các yêu cầu nào?

Theo Điều 3 Thông tư 27/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Yêu cầu đào tạo liên thông
Các trường tổ chức đào tạo liên thông khi bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối với những ngành, nghề trường dự kiến đào tạo liên thông ở trình độ tương ứng.
2. Đã ban hành chương trình đào tạo liên thông cho những ngành, nghề trường dự kiến đào tạo liên thông được xây dựng theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
3. Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, trường phải bảo đảm thêm điều kiện có ít nhất 01 (một) khóa học sinh, sinh viên trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng hình thức đào tạo chính quy đã tốt nghiệp.

Theo đó, các trường tổ chức đào tạo liên thông khi bảo đảm các yêu cầu sau:

- Đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối với những ngành, nghề trường dự kiến đào tạo liên thông ở trình độ tương ứng.

- Đã ban hành chương trình đào tạo liên thông cho những ngành, nghề trường dự kiến đào tạo liên thông được xây dựng theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

- Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, trường phải bảo đảm thêm điều kiện có ít nhất 01 (một) khóa học sinh, sinh viên trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng hình thức đào tạo chính quy đã tốt nghiệp.

Chương trình đào tạo liên thông của trường cao đẳng nghề được pháp luật quy định ra sao?

Tại Điều 7 Thông tư 27/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Chương trình đào tạo liên thông và công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập
1. Chương trình đào tạo liên thông được xây dựng theo nguyên tắc kế thừa và tích hợp để giảm tối đa thời gian học lại kiến thức và kỹ năng mà người học đã tích lũy ở các chương trình đào tạo khác.
2. Chương trình đào tạo liên thông phải phản ánh đúng mục tiêu, nội dung, thời gian đào tạo; phương pháp dạy, học và đánh giá.
3. Chương trình đào tạo liên thông phải bảo đảm cung cấp đủ kiến thức, kỹ năng mà người học còn thiếu và cập nhật kiến thức, kỹ năng mới của ngành, nghề tương ứng với trình độ đào tạo.
4. Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào chương trình đào tạo quyết định mô-đun, môn học hoặc nội dung mà người học không phải học lại.

Theo đó, chương trình đào tạo liên thông được xây dựng theo nguyên tắc kế thừa và tích hợp để giảm tối đa thời gian học lại kiến thức và kỹ năng mà người học đã tích lũy ở các chương trình đào tạo khác.

- Chương trình đào tạo liên thông phải phản ánh đúng mục tiêu, nội dung, thời gian đào tạo; phương pháp dạy, học và đánh giá.

- Chương trình đào tạo liên thông phải bảo đảm cung cấp đủ kiến thức, kỹ năng mà người học còn thiếu và cập nhật kiến thức, kỹ năng mới của ngành, nghề tương ứng với trình độ đào tạo.

- Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào chương trình đào tạo quyết định mô-đun, môn học hoặc nội dung mà người học không phải học lại.

Đào tạo liên thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có phải chịu thuế giá trị gia tăng đối với khoản học phí đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng không?
Pháp luật
Điều kiện để trường cao đẳng cấp bằng liên thông cao đẳng hiện nay là gì? Thời gian đào tạo liên thông được quy định như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện của người dự tuyển liên thông đại học? Chương trình đào tạo liên thông đại học có những nội dung gì?
Pháp luật
Chương trình giáo dục liên thông dựa trên chuẩn đầu ra của từng bậc trình độ đào tạo trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam được thiết kế như thế nào?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định tuyển sinh đào tạo liên thông? Đối tượng nào được tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ trung cấp nghề?
Pháp luật
Đối tượng nào được tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ cao đẳng nghề? Ai có thẩm quyền quyết định tuyển sinh?
Pháp luật
Các trường trung cấp nghề tổ chức đào tạo liên thông phải bảo đảm các yêu cầu nào? Thời gian đào tạo liên thông được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chương trình và thời gian đào tạo liên thông của trường cao đẳng nghề được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Đào tạo liên thông trình độ Cao đẳng ngành giáo dục mầm non tuyển sinh theo phương thức nào?
Pháp luật
Trường đại học có được cấp bằng đại học theo hình thức liên thông không? Thời gian đào tạo liên thông do chủ thể nào quyết định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đào tạo liên thông
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
2,125 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đào tạo liên thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đào tạo liên thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào