Chuyển cuộc gọi đòi nợ đến đường dây nóng Bộ Công an có thể bị xử phạt hành chính lên đến 20 triệu đồng đúng không?

Xin cho hỏi người có hành vi chuyển tiếp cuộc gọi đòi nợ đến số điện thoại đường dây nóng Bộ Công an có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền lên đến 20 triệu đồng đúng không? - câu hỏi của anh Nhân (TP. HCM).

Chuyển cuộc gọi đòi nợ đến đường dây nóng Bộ Công an có thể bị xử phạt hành chính lên đến 20 triệu đồng đúng không?

Theo điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
h) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm;
i) Ngăn chặn trái pháp luật việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng;
k) Không tiến hành theo dõi, giám sát thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
l) Không hợp tác, phối hợp điều tra các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình truyền đưa hoặc lưu trữ thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
m) Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
n) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
o) Chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng dưới bất kỳ hình thức nào;
p) Cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng;
q) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
r) Thu giữ thư, điện báo, điện tín trái pháp luật.
...

Căn cứ quy định trên thì người có hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật có thể bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Số điện thoại đường dây nóng của Bộ Công an nhằm phục vụ việc tiếp nhận, xử lý tin phản ánh những hành vi tiêu cực, tham nhũng của lực lượng công an từ người dân.

Có thể thấy, việc chuyển tiếp các cuộc gọi đòi nợ đến số điện thoại đường dây nóng Bộ Công an là hành vi thu thập và sử dụng thông tin của Bộ Công an sai mục đích theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Như vậy, người có hành vi chuyển cuộc gọi đòi nợ đến số điện thoại đường dây nóng Bộ Công an có thể bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

chuyển tiếp cuộc gọi đòi nợ đến đường dây nóng của Bộ Công an

Chuyển tiếp cuộc gọi đòi nợ đến đường dây nóng của Bộ Công an (Hình từ Internet)

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chuyển cuộc gọi đòi nợ đến số điện thoại đường dây nóng Bộ Công an là trong bao lâu?

Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là 01 năm trừ các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 9; điểm b khoản 1 Điều 46; các điểm a và b khoản 2, khoản 3 Điều 51; các khoản 2 và 3 Điều 64; khoản 1 Điều 67; các khoản 2 và 3 Điều 68; các khoản 2 và 3 Điều 69; các khoản 2 và 3 Điều 70; điểm b khoản 1 Điều 76 Nghị định này có thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Theo quy định nêu trên thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chuyển cuộc gọi đòi nợ đến số điện thoại đường dây nóng Bộ Công an là 01 năm.

Trưởng Công an cấp huyện có quyền xử phạt người chuyển cuộc gọi đòi nợ đến đường dây nóng Bộ Công an không?

Theo điểm b khoản 2 Điều 120 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 3 Điều 102 Nghị định này.

Đồng thời theo điểm d khoản 2 Điều 116 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 42 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng Công an cấp huyện như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
...
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; phạt tiền đến 16.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
...

Theo quy định nêu trên thì Trưởng Công an cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người chuyển cuộc gọi đòi nợ đến số điện thoại đường dây nóng Bộ Công an.

Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nam giới bán dâm có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Pháp luật
Tái phạm trong vi phạm hành chính là gì? Không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính?
Pháp luật
Đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc về ai?
Pháp luật
Giao quyền xử phạt vi phạm hành chính có bắt buộc phải ghi thông tin Quyết định giao quyền vào phần căn cứ pháp lý không?
Pháp luật
Trách nhiệm hành chính là gì? Đặc điểm của trách nhiệm hành chính? Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Pháp luật
Nộp thuế môn bài bằng cách nào? Nộp thuế môn bài chậm có bị phạt không? Thời gian nộp thuế môn bài là bao lâu?
Pháp luật
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người dưới 16 tuổi tham gia giao thông vi phạm luật giao thông đường bộ thì có bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Cá nhân có hành vi thả đèn trời sẽ bị xử phạt hành chính thế nào? Có áp dụng biện pháp khắc hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung với cá nhân có hành vi này hay không?
Pháp luật
Trường hợp Sở Công Thương kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp về việc thực hiện theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT thì kiểm tra ở mức độ nào?
Pháp luật
Đơn vị có hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo bị xử phạt hành chính theo quy định như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi này không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử phạt vi phạm hành chính
1,737 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử phạt vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử phạt vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào