Chuyển dạng tài nguyên thông tin có bao nhiêu hình thức và bao gồm những hình thức nào theo quy định?

Hiện nay, tôi muốn biết chuyển dạng tài nguyên thông tin có bao nhiêu hình thức và bao gồm những hình thức nào theo quy định? Liệt kê chi tiết giúp tôi. Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Trên đây là một vài thắc mắc của Thanh Phú ở Long An.

Theo quy định hiện nay, chuyển dạng tài nguyên thông tin có 4 hình thức chuyển dạng tài nguyên thông tin, bao gồm những hình thức sau đây:

Sao chụp tài nguyên thông tin để bảo quản phải bảo đảm các yêu cầu nào?

Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Sao chụp để bảo quản tài nguyên thông tin
Sao chụp tài nguyên thông tin để bảo quản phải bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Hình ảnh khi sao chụp phải rõ ràng.
2. Giữ được tính nguyên vẹn của nội dung tài nguyên thông tin.
3. Làm khung viền đối với hình ảnh sao chụp mỏng, dễ rách.

Theo đó, sao chụp tài nguyên thông tin để bảo quản phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Hình ảnh khi sao chụp phải rõ ràng.

- Giữ được tính nguyên vẹn của nội dung tài nguyên thông tin.

- Làm khung viền đối với hình ảnh sao chụp mỏng, dễ rách.

Vi dạng hóa tài nguyên thông tin được thực hiện theo quy trình nào?

Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Vi dạng hóa tài nguyên thông tin
1. Vi dạng hóa tài nguyên thông tin được áp dụng đối với tài nguyên thông tin là tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy.
2. Vi dạng hóa tài nguyên thông tin được thực hiện theo quy trình sau:
a) Xây dựng danh mục tài nguyên thông tin cần vi dạng hóa;
b) Xây dựng tiêu chuẩn thư mục và kỹ thuật nhằm bảo đảm tính thống nhất;
c) Triển khai vi dạng hóa tài nguyên thông tin;
d) Tổ chức cơ sở dữ liệu tài liệu đã được vi dạng hóa.

Như vậy, vi dạng hóa tài nguyên thông tin được áp dụng đối với tài nguyên thông tin là tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy.

Vi dạng hóa tài nguyên thông tin được thực hiện theo quy trình sau:

- Xây dựng danh mục tài nguyên thông tin cần vi dạng hóa;

- Xây dựng tiêu chuẩn thư mục và kỹ thuật nhằm bảo đảm tính thống nhất;

- Triển khai vi dạng hóa tài nguyên thông tin;

- Tổ chức cơ sở dữ liệu tài liệu đã được vi dạng hóa.

Chuyển dạng tài nguyên thông tin

Chuyển dạng tài nguyên thông tin (Hình từ Internet)

Các thao tác khi thực hiện số hóa tài nguyên thông tin bao gồm những thao tác nào?

Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Số hóa tài nguyên thông tin
1. Số hóa tài nguyên thông tin được thực hiện đối với tài nguyên thông tin không phải là tài liệu số nhằm mục đích bảo vệ bản gốc, thể hiện một cách rõ ràng các đặc điểm của bản gốc.
2. Số hóa tài nguyên thông tin được thực hiện như sau:
a) Xây dựng kế hoạch, danh mục tài nguyên thông tin cần được số hóa, biện pháp lưu giữ tài nguyên thông tin đã được số hóa;
b) Lựa chọn công nghệ thực hiện;
c) Số hóa tài nguyên thông tin;
d) Tạo siêu dữ liệu liên kết;
đ) Vận hành, bảo quản và cung cấp dữ liệu.
3. Các thao tác khi thực hiện số hóa tài nguyên thông tin bao gồm:
a) Kiểm tra tài liệu để xác định nguy cơ bị hư hỏng;
b) Xử lý an toàn cho tài nguyên thông tin;
c) Thực hiện xử lý cơ bản đối với tài nguyên thông tin theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
d) Bảo đảm an ninh nơi số hóa để bảo vệ tài nguyên thông tin, tránh mất cắp hoặc gây hư hại dữ liệu.

Theo đó, số hóa tài nguyên thông tin được thực hiện đối với tài nguyên thông tin không phải là tài liệu số nhằm mục đích bảo vệ bản gốc, thể hiện một cách rõ ràng các đặc điểm của bản gốc.

Các thao tác khi thực hiện số hóa tài nguyên thông tin bao gồm:

- Kiểm tra tài liệu để xác định nguy cơ bị hư hỏng;

- Xử lý an toàn cho tài nguyên thông tin;

- Thực hiện xử lý cơ bản đối với tài nguyên thông tin theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;

- Bảo đảm an ninh nơi số hóa để bảo vệ tài nguyên thông tin, tránh mất cắp hoặc gây hư hại dữ liệu.

- Số hóa tài nguyên thông tin được thực hiện như sau:

+ Xây dựng kế hoạch, danh mục tài nguyên thông tin cần được số hóa, biện pháp lưu giữ tài nguyên thông tin đã được số hóa;

+ Lựa chọn công nghệ thực hiện;

+ Số hóa tài nguyên thông tin;

+ Tạo siêu dữ liệu liên kết;

- Vận hành, bảo quản và cung cấp dữ liệu.

Chuyển dạng tài nguyên thông tin khác theo hình thức nào?

Tại Điều 15 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định cụ thể:

Hình thức chuyển dạng tài nguyên thông tin khác
1. Tài nguyên thông tin là di sản văn hóa, tài liệu quý hiếm được thể hiện dưới dạng thẻ tre, giấy dó, mai rùa, mộc bản hoặc các dạng khác được sao chép, chuyển dạng sang tài liệu in hoặc tài liệu số để thuận tiện trong bảo quản, phục vụ.
2. Bản sao chuyển dạng tài nguyên thông tin quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện bảo quản theo quy định tại Chương này.

Theo đó, chuyển dạng tài nguyên thông tin khác theo hình thức sau:

- Tài nguyên thông tin là di sản văn hóa, tài liệu quý hiếm được thể hiện dưới dạng thẻ tre, giấy dó, mai rùa, mộc bản hoặc các dạng khác được sao chép, chuyển dạng sang tài liệu in hoặc tài liệu số để thuận tiện trong bảo quản, phục vụ.

- Bản sao chuyển dạng tài nguyên thông tin quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện bảo quản theo quy định tại Chương này.

Tài nguyên thông tin Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Tài nguyên thông tin
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về tiêu chuẩn về tài nguyên thông tin của thư viện trường tiểu học?
Pháp luật
Tài nguyên thông tin mở là gì? Xây dựng tài nguyên thông tin mở có thuộc một trong các nội dung được nhà nước đầu tư cho thư viện công lập không?
Pháp luật
Trong hoạt động xây dựng tài nguyên thông tin, thư viện có phải thực hiện việc thanh lọc tài nguyên thông tin không?
Pháp luật
Tài nguyên thông tin về vấn đề dân tộc, tôn giáo có bị hạn chế sử dụng trong thư viện hay không?
Pháp luật
Trong lĩnh vực thư viện thì tài nguyên thông tin là gì? Tài nguyên thông tin nào bị hạn chế sử dụng trong thư viện?
Pháp luật
Nội dung về tài nguyên thông tin có được thư viện thực hiện truyền thông hay không và tài nguyên thông tin được bảo quản như thế nào?
Pháp luật
Chuyển dạng tài nguyên thông tin có bao nhiêu hình thức và bao gồm những hình thức nào theo quy định?
Pháp luật
Trong việc hợp tác thu thập, bổ sung và sử dụng tài nguyên thông tin thì các thư viện tham gia nhóm thực hiện phải đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Các cơ quan nào có quyền lưu giữ những tài nguyên thông tin bị hạn chế sử dụng trong thư viện? Các tài nguyên nào thuộc loại thông tin bị hạn chế sử dụng trong thư viện?
Pháp luật
Tài nguyên thông tin thư viện là gì? Việc xây dựng tài nguyên thông tin thư viện gồm những gì và được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Kho bảo quản tài nguyên thông tin của thư viện công lập phải bảo đảm các yêu cầu nào? Trang thiết bị, dụng cụ bảo quản gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài nguyên thông tin
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
917 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài nguyên thông tin

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài nguyên thông tin

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào