Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất làm muối có bắt buộc phải xin phép không? Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trái phép bị phạt như thế nào?
Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất làm muối có bắt buộc phải xin phép không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước như sau:
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Như vậy việc anh/chị muốn chuyển mục đích từ trồng lúa sang đất làm muối thì phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 59 Luật Đất đai 2013 thì thẩm quyền cấp phép chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp của anh/chị là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi anh/chị đang sinh sống.
Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất làm muối có bắt buộc phải xin phép không?
Điều kiện để được cho phép chuyển mục đích từ đất trồng lúa sang đất làm muối là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật Đất đai 2013 thì trường hợp anh muốn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp này là UBND cấp huyện cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất làm muối thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Nhu cầu sử dụng đất phải được thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất để cơ quan có thẩm quyền làm căn cứ xem xét.
Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất làm muối không đúng quy định bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:
2. Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
Trong trường hợp của anh muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ 05 công đất trồng lúa sang 05 công đất làm muối sẽ tương đương với 0.648 héc ta đất. Vậy nếu trường hợp này anh thực hiện việc chuyển đổi không đúng quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Lưu ý: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (Sửa đổi theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) về các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất và nộp lại số lợi bất hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?