Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với rừng sản xuất có quy mô dưới 1000 ha thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương của cơ quan nào?
- Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với rừng sản xuất dưới 1000 ha thuộc về cơ quan nào?
- Thành phần hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ gồm những gì?
- Thành phần hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân gồm những gì?
Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với rừng sản xuất dưới 1000 ha thuộc về cơ quan nào?
Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được quy định tại Điều 20 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
"1. Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng dưới 50 ha; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 20 ha đến dưới 50 ha; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 20 ha đến dưới 500 ha; rừng sản xuất từ 50 ha đến dưới 1.000 ha.
3. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển dưới 20 ha; rừng sản xuất dưới 50 ha; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư."
Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy, trường hợp chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với rừng sản xuất dưới 1000 ha có thể chia làm hai trường hợp:
- Rừng sản xuất từ 50 ha đến dưới 1.000 ha: thẩm quyền quyết định thuộc về Thủ tướng Chính phủ
- Rừng sản xuất dưới 50 ha: thẩm quyền quyết định thuộc về Hội đồng nhân dân
Vì bạn chưa nêu cụ thể quy mô, diện tích rừng sản xuất cần chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác là bao nhiêu nên chưa thể xác định chính xác cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển đổi trong trường hợp này. Bạn cần đối chiếu với các quy định trên để xác định một cách chính xác.
Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với rừng sản xuất dưới 1000 ha
Thành phần hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 83/2020/NĐ-CP, trường hợp thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc về Thủ tướng Chính phủ, tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng; gồm những thành phần sau:
- Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng;
- Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư; chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực thực hiện);
- Tài liệu về đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu tư công;
- Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng từ 500 ha trở lên), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng).
Thành phần hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 83/2020/NĐ-CP, trường hợp thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc về Hội đồng nhân dân, tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; gồm"
- Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng;
- Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư; chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực thực hiện);
- Tài liệu về đánh giá tác động đến môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu tư công;
- Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng).
Như vậy, đối với trường hợp rừng sản xuất dưới 1000 ha thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, tùy vào diện tích rừng cụ thể mà thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển đổi sẽ thuộc về Thủ tướng Chính phủ hoặc Hội đồng nhân dân. Thành phần hồ sơ đề nghị cũng được quy định tương ứng với từng trường hợp như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Tờ trình xin kinh phí Đại hội chi bộ mới nhất? Tải mẫu Tờ trình xin kinh phí tổ chức Đại hội chi bộ?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư làm việc theo nguyên tắc gì? Nhiệm vụ quyền hạn Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư?
- Thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn trong trường hợp nào? Thời hạn hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ hiện nay?
- Vượt đèn đỏ nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Không nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Xe ưu tiên gồm những xe nào?
- Mẫu quy trình bảo trì công trình xây dựng mới nhất? Việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng được thực hiện thế nào?