Chuyển nhượng bằng sáng chế có được hay không? Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng bằng sáng chế gồm những gì? Giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng bằng sáng chế được thực hiện như thế nào?
Chuyển giao công nghệ là gì?
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
[...]
7. Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
[...]”
Theo đó, chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Tải về mẫu Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp mới nhất 2023: Tại Đây
Chuyển nhượng bằng sáng chế
Chuyển nhượng bằng sáng chế có được xem là chuyển giao công nghệ không?
Theo Điều 5 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về các hình thức chuyển giao công nghệ như sau:
- Chuyển giao công nghệ độc lập.
- Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
+ Dự án đầu tư;
+ Góp vốn bằng công nghệ;
+ Nhượng quyền thương mại;
+ Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
+ Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.
- Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Việc chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này.
Theo đó, chuyển nhượng bằng sáng chế được xem như chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ nên thuộc một trong các hình thức chuyển giao công nghệ.
Giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng bằng sáng chế được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 22 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ như sau:
“Điều 22. Giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.
2. Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Theo đó, Việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng bằng sáng chế phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng. Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận. Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tải về mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ mới nhất 2023: Tại Đây
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng bằng sáng chế gồm những gì?
Căn cứ khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN, được bổ sung bởi điểm a Khoản 39 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN quy định Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp gồm 01 bộ tài liệu sau đây:
+ 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này;
+ 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
+ Bản gốc văn bằng bảo hộ;
+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
+ Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
+ Đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu nêu trên, cần có thêm các tài liệu sau đây:
+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của Bên nhận chuyển nhượng theo quy định tại Điều 105 của Luật Sở hữu trí tuệ;
+ Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của bên nhận chuyển nhượng đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ
Trong trường hợp này, Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định lại yêu cầu về quyền nộp đơn và quy chế sử dụng nhãn hiệu. Người nộp đơn phải nộp phí thẩm định đơn ngoài các khoản phí, lệ phí đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp theo quy định.
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ bạn gửi hồ sơ đến Cục sở hữu trí tuệ để được tiếp nhận và giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?