Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài có phải phù hợp với quy định của hợp đồng dầu khí không?
Hợp đồng dầu khí của dự án dầu khí ở nước ngoài là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 132/2024/NĐ-CP có định nghĩa hợp đồng dầu khí như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Hoạt động dầu khí ở nước ngoài gồm hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí, phát triển mỏ dầu khí, khai thác dầu khí, thu dọn công trình dầu khí và các hoạt động liên quan khác được thực hiện ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, hợp đồng dầu khí hoặc giấy phép.
4. Hợp đồng dầu khí là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa đại diện chủ sở hữu tài nguyên dầu khí với nhà đầu tư hoặc pháp nhân do nhà đầu tư thành lập theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện hoạt động dầu khí ở nước ngoài.
...
Theo đó, hợp đồng dầu khí của dự án dầu khí ở nước ngoài là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa đại diện chủ sở hữu tài nguyên dầu khí với nhà đầu tư hoặc pháp nhân do nhà đầu tư thành lập theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện hoạt động dầu khí ở nước ngoài.
Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài có phải phù hợp với quy định của hợp đồng dầu khí không? (Hình từ Internet)
Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài có phải phù hợp với quy định của hợp đồng dầu khí không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 132/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài
1. Nhà đầu tư được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án dầu khí ở nước ngoài phù hợp quy định của hợp đồng dầu khí, thỏa thuận, giấy phép liên quan, pháp luật nước tiếp nhận đầu tư và các quốc gia có liên quan và quy định tại Nghị định này. Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án dầu khí ở nước ngoài là cấp có thẩm quyền quyết định chuyển nhượng dự án.
2. Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án dầu khí ở nước ngoài cho nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 63 Luật Đầu tư. Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án dầu khí ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 64 Luật Đầu tư.
3. Trường hợp việc chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài phát sinh lợi nhuận, nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật có liên quan và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ.
Như vậy, nhà đầu tư được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án dầu khí ở nước ngoài phù hợp quy định của hợp đồng dầu khí, thỏa thuận, giấy phép liên quan, pháp luật nước tiếp nhận đầu tư và các quốc gia có liên quan và quy định tại Nghị định 132/2024/NĐ-CP.
Do đó, việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án dầu khí ở nước ngoài thì nhà đầu tư cần phải thực hiện phù hợp quy định của hợp đồng dầu khí.
Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí có bao gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 132/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí
1. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, chi phí thu hồi, lợi nhuận và các khoản được chia từ dự án dầu khí ở nước ngoài được giữ lại để thực hiện đầu tư ở nước ngoài.
2. Tiền và tài sản hợp pháp khác theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật;
b) Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;
c) Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;
d) Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản;
đ) Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều này;
e) Các tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật dân sự.
3. Vốn đầu tư ra nước ngoài được dùng để góp vốn, thanh toán tiền mua cổ phần, mua phần vốn góp, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh (nếu có) và các nghĩa vụ tài chính khác của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, hợp đồng dầu khí, giấy phép và các thỏa thuận liên quan khác để thực hiện hoạt động dầu khí, dự án dầu khí ở nước ngoài từ khi hình thành dự án đến khi kết thúc dự án và hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo quy định. Các khoản vốn đã chuyển ra nước ngoài, khi được thu hồi và chuyển về nước thì không tính vào vốn đã chuyển ra nước ngoài.
...
Như vậy, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí sẽ bao gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư trong đó, bao gồm:
- Vốn chủ sở hữu;
- Vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài;
- Chi phí thu hồi, lợi nhuận;
- Các khoản được chia từ dự án dầu khí ở nước ngoài được giữ lại để thực hiện đầu tư ở nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Con người là gì? Quyền con người là gì? Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về quyền con người như thế nào?
- Tổng hợp lời chúc năm mới 2025 cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng, người yêu hay, ý nghĩa ra sao?
- Hạn chót nộp thuế môn bài 2025? Hướng dẫn chi tiết cách nộp thuế môn bài 2025 online mới nhất?
- 29 Tết 2025 là ngày mấy dương lịch, thứ mấy? Tết Ất Tỵ ngày mấy? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức thế nào?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bến Tre? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bến Tre khi nào?