Chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi chưa có sổ đỏ thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi chưa có sổ đỏ thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Chuyển quyền, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp bằng quyền sử dụng đất mà không đủ điều kiện theo quy định
...
3. Hành vi chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đủ một trong các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thừa kế hoặc tặng cho quyền sử dụng đất;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê hoặc cho thuê lại hoặc thế chấp bằng quyền sử dụng đất;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 như sau:
Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 của Luật này;
...
Theo quy định nêu trên thì có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở là một trong những điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Theo đó, người sử dụng đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi chưa có sổ đỏ thì bị từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức xử phạt đối với tổ chức bằng 02 lần cá nhân. (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2024/NĐ-CP)
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi chưa có sổ đỏ thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? (hình từ internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt người sử dụng đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi chưa có sổ đỏ?
Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của mốc địa giới đơn vị hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Theo quy định nêu trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
Mà người sử dụng đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi chưa có sổ đỏ thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền xử phạt người sử dụng đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi chưa có sổ đỏ.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.
Lưu ý: Cũng theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2024/NĐ-CP thì Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
- Đối với các hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 123/2024/NĐ-CP là hành vi đã kết thúc thì thời điểm để tính thời hiệu xử phạt là thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
- Đối với các hành vi vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 123/2024/NĐ-CP là hành vi đang thực hiện thì thời điểm để tính thời hiệu xử phạt là thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?