Chuyên viên chính về quản lý hoạt động đo lường có công việc cụ thể nào? Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc ra sao?
Chuyên viên chính về quản lý hoạt động đo lường là chức danh gì?
Căn cứ Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Chuyên viên chính về quản lý hoạt động đo lường ban hành kèm theo Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BKHCN quy định về chức danh nghề nghiệp này như sau:
1- Mục tiêu vị trí việc làm
Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp, thẩm định, hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, dự án, đề án về quản lý hoạt động đo lường; chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực thi các nhiệm vụ chuyên môn theo mảng công việc được phân công.
Như vậy, Chuyên viên chính về quản lý hoạt động đo lường là vị trí có nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp, thẩm định, hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, dự án, đề án về quản lý hoạt động đo lường; chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực thi các nhiệm vụ chuyên môn theo mảng công việc được phân công.
Chuyên viên chính về quản lý hoạt động đo lường là chức danh gì? (Hình từ internet)
Yêu cầu về kinh nghiệm của Chuyên viên chính về quản lý hoạt động đo lường được quy định như thế nào?
Căn cứ Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Chuyên viên chính về quản lý hoạt động đo lường ban hành kèm theo Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BKHCN thì yêu cầu về kinh nghiệm của chức danh nghề nghiệp này được quy định như sau:
- Có thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên thì thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
- Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương đã tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
- Kinh nghiệm khác theo yêu cầu của vị trí việc làm (nếu có).
Chuyên viên chính về quản lý hoạt động đo lường có công việc cụ thể nào? Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc ra sao?
Căn cứ Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Chuyên viên chính về quản lý hoạt động đo lường ban hành kèm theo Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BKHCN quy định về công việc cụ thể và tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc của chức danh nghề nghiệp này như sau:
STT | Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể | Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc |
2.1 | Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án. | 1. Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng các quy định trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về quản lý hoạt động đo lường. 2. Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, quy định của Đảng; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về quản lý hoạt động đo lường. | Các quy định, văn bản pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án được cấp có thẩm quyền thông qua. |
2.2 | Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản. | 1. Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về quản lý hoạt động đo lường. 2. Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về quản lý hoạt động đo lường. 3. Chủ trì hoặc tham gia tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác hoạch định và thực thi chính sách của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về quản lý hoạt động đo lường. | 1. Văn bản, tài liệu được ban hành đúng tiến độ, kế hoạch, thời gian và bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của cấp trên. 2. Truyền đạt được các nội dung về nghiệp vụ theo phân công để các tổ chức, cá nhân khác hiểu, triển khai được và đạt kết quả. 3. Được cơ quan, tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng đánh giá hoàn thành công việc giảng dạy. |
2.3 | Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản. | Chủ trì hoặc tham gia tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về quản lý hoạt động đo lường. | 1. Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra được thực hiện đúng thời hạn quy định. 2. Nội dung báo cáo, đánh giá có đề xuất kịp thời, đúng kế hoạch, được cấp có thẩm quyền phê duyệt. |
2.4 | Tham gia thẩm định các văn bản. | Chủ trì hoặc tham gia thẩm định, góp ý các quy định Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án liên quan đến ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về quản lý hoạt động đo lường. | Nội dung thẩm định, góp ý được hoàn thành theo đúng kế hoạch, chất lượng do người chủ trì giao. |
2.5 | Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. | Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công. | Đảm bảo quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc. |
2.6 | Phối hợp thực hiện. | Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công. | 1. Công việc, nhiệm vụ được giao thông suốt, tạo được mối quan hệ công tác phát triển hiệu quả cao. 2. Nội dung phối hợp được hoàn thành đạt chất lượng, theo đúng tiến độ kế hoạch. |
2.7 | Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp. | Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài đơn vị theo phân công. | Tham dự đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu. |
2.8 | Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân. | Xây dựng, thực hiện kế hoạch theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị, cơ quan và nhiệm vụ được giao. | |
2.9 | Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế sử dụng con dấu công đoàn? Tải về Quy chế sử dụng con dấu Công đoàn cơ sở mới nhất?
- Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Cách hạch toán thuế môn bài đúng quy định?
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?