Chuyên viên chính về xây dựng pháp luật phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành Luật đúng hay không?
Mục tiêu vị trí Chuyên viên chính về xây dựng pháp luật là gì?
Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định như sau:
1- Mục tiêu vị trí việc làm
Chủ trì hoặc tham gia xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện văn bản, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về công tác xây dựng pháp luật; chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn công tác xây dựng pháp luật (bao gồm chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các lĩnh vực pháp luật: hình sự - hành chính, dân sự - kinh tế, pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về cải cách tư pháp và pháp luật).
Theo đó, Chuyên viên chính về xây dựng pháp luật có nhiệm vụ:
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện văn bản, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về công tác xây dựng pháp luật;
- Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn công tác xây dựng pháp luật (bao gồm chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các lĩnh vực pháp luật: hình sự - hành chính, dân sự - kinh tế, pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về cải cách tư pháp và pháp luật).
Chuyên viên chính về xây dựng pháp luật phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành Luật đúng hay không? (hình từ internet)
Chuyên viên chính về xây dựng pháp luật phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành Luật đúng không?
Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định về Chuyên viên chính về xây dựng pháp luật như sau:
5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực
5.1- Yêu cầu về trình độ
Trình độ đào tạo
● Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Luật.
...
Theo quy định này thì Chuyên viên chính về xây dựng pháp luật phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành Luật.
Chuyên viên chính về xây dựng pháp luật thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể nào?
Chuyên viên chính về xây dựng pháp luật thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP, cụ thể như sau:
Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong công tác xây dựng pháp luật:
- Tham gia việc lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đối với các vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ;
+ Dự kiến cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp soạn thảo luật, pháp lệnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, Lập danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh;
+ Đôn đốc việc thực hiện Danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh. Định kỳ hằng quý báo cáo Chính phủ, UBTVQH về tình hình xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành pháp luật, pháp lệnh.
Hoặc Chủ trì việc phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập danh mục nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, danh mục quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên (cấp tỉnh).
- Chủ trì góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, đề án trong lĩnh vực xây dựng pháp luật (hình sự - hành chính, dân sự - kinh tế, pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về cải cách tư pháp và pháp luật) và các đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác theo phân công (cấp bộ).
- Tham gia Quản lý nhà nước về công tác xây dựng pháp luật: nghiên cứu, đề xuất, giải pháp việc hoàn thiện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; hướng dẫn theo dõi, kiểm tra việc thi hành pháp luật về đánh giá tác động của chính sách, soạn thảo ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương theo quy định và các vấn đề có liên quan khác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, ngành Tư pháp (cấp bộ).
- Tham gia hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương về hoạt động đánh giá tác động về thủ tục hành chính trong quy trình lập đề nghị xây dựng văn bản và soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (cấp bộ).
- Tham gia hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương về hoạt động lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (cấp bộ).
- Tham gia chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình và ý kiến của Chính phủ đối với kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu quốc hội theo quy định của Pháp luật; chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với dự án Luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ (cấp bộ).
- Tham gia đề xuất các nhiệm vụ đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (cấp bộ).
- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng pháp luật (hình sự - hành chính, dân sự - kinh tế, pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về cải cách tư pháp và pháp luật).
- Chủ trì xây dựng báo cáo về việc xây dựng văn bản quy định chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên ở địa phương để bảo đảm tiến độ soạn thảo và chất lượng dự thảo văn bản quy định chi tiết (cấp tỉnh).
Thực hiện hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực pháp luật quốc tế:
- Tham gia cấp ý kiến pháp lý đối với điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, bảo lãnh Chính phủ, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật hoặc các trường hợp khác theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì việc tham mưu giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.
- Tham gia thực hiện một số nhiệm vụ là Cơ quan quốc gia trong quan hệ với các thành viên và Cơ quan thường trực của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế.
- Chủ trì thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối về công tác điều ước quốc tế của Bộ Tư pháp.
- Tham gia thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối quốc gia thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.
- Tham gia thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối của Bộ Tư pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến Công ước Chống tham nhũng.
- Tham gia thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối của Bộ Tư pháp về công tác quyền con người.
Hoặc chủ trì tham mưu thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế tại địa phương theo quy định pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền.
Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về cải cách tư pháp và pháp luật:
- Tham gia xây dựng các dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hợp tác với nước ngoài về pháp luật của Bộ (bao gồm cả điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA và vốn vay ưu đãi) để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền quyết định đàm phán, ký kết hoặc quyết định đàm phán, ký kết theo thẩm quyền.
- Chủ trì, tham gia nhập các tổ chức quốc tế, diễn đàn quốc tế trong lĩnh vực pháp luật; giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ là cơ quan đầu mối quốc gia trong quan hệ với Tổ chức quốc tế về Luật phát triển (IDLO) và các quốc gia thành viên IDLO.
- Tham gia thẩm định, góp ý xây dựng dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
- Tham gia thẩm định văn kiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về pháp luật thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì quản lý và duy trì hoạt động của Nhóm quan hệ đối tác pháp luật.
- Chủ trì xây dựng báo cáo hàng năm về tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật trong phạm vi cả nước trình Bộ trưởng ký gửi Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối về công tác thỏa thuận quốc tế của Bộ Tư pháp.
- Chủ trì xây dựng và quản lý chương trình, dự án, phi dự án của Bộ Tư pháp.
Hoặc chủ trì tham mưu Lãnh đạo Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về cải cách tư pháp và pháp luật tại địa phương; thực hiện hợp tác quốc tế về cải cách tư pháp và pháp luật, công tác tư pháp theo quy định pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cấp tỉnh).
Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực pháp chế:
- Tham gia phối hợp các đơn vị thuộc Bộ, các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, kiểm tra về công tác pháp chế theo phân công.
- Tham gia phối hợp thực hiện công tác pháp chế ở các cơ quan nhà nước, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Tham gia Quản lý nhà nước đối với Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ.
Hoặc cấp tỉnh:
- Xây dựng, tham mưu Lãnh đạo Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch công tác pháp chế hàng năm ở địa phương và tổ chức thực hiện sau khi chương trình, kế hoạch được ban hành; Quản lý, kiểm tra công tác pháp chế của các cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Quản lý, kiểm tra công tác pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Tham mưu Lãnh đạo Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành trong việc hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế đối với công chức pháp chế trong cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế đối với tổ chức pháp chế của các doanh nghiệp nhà nước tại địa phương.
- Tham mưu Lãnh đạo Sở Tư pháp trong việc đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế, thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác pháp chế tại địa phương.
Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Tham gia thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật; tham gia triển khai các hoạt động của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (cấp Bộ).
Hoặc Chủ trì tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định pháp luật (cấp tỉnh).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?