Chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm thực hiện các hoạt động nào? Chuyên viên phân tích phải có trình độ như thế nào?

Tôi có câu hỏi là chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm thực hiện các hoạt động nào? Chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm phải có trình độ như thế nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.P đến từ Đà Nẵng.

Chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm thực hiện các hoạt động nào?

Chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm thực hiện các hoạt động được quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 88/2014/NĐ-CP thì chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm là người thực hiện những hoạt động: Thu thập thông tin, phân tích, nhận định, xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm.

dịch vụ xếp hạng tín nhiệm


Chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm thực hiện các hoạt động nào? Chuyên viên phân tích phải có trình độ như thế nào? (Hình từ Internet)

Chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm phải có trình độ như thế nào?

Chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm phải có trình độ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 88/2014/NĐ-CP, điểm đ khoản 2 Điều 7 Nghị định 151/2018/NĐ-CP như sau:

Tiêu chuẩn, điều kiện của chuyên viên phân tích
1. (Bãi bỏ).
2. Không là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
3. Có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, thống kê, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm.
4. Có ít nhất ba (03) năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực quy định tại Khoản 3 Điều này.

Như vậy, theo quy định trên thì chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, thống kê, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm.

Chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm có nhiệm vụ như thế nào?

Chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm có nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 88/2014/NĐ-CP như sau:

Chuyên viên phân tích
1. Đối với mỗi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm, doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm lựa chọn, phân công nhiệm vụ và quyết định số lượng chuyên viên phân tích căn cứ vào quy mô, tính chất của hợp đồng. Chuyên viên phân tích tham gia vào từng hợp đồng xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
a) Đáp ứng đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này;
b) Không tham gia hoạt động điều hành doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
c) Không đồng thời là thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm của cùng hợp đồng xếp hạng tín nhiệm đó;
d) Không thuộc các trường hợp xung đột lợi ích khi tham gia hợp đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định này. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp xung đột lợi ích của chuyên viên phân tích theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định này thì doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải chấm dứt sự tham gia của chuyên viên phân tích vào hợp đồng xếp hạng tín nhiệm. Doanh nghiệp có thể thay thế, bổ sung chuyên viên phân tích mới nếu cần thiết.
2. Nhiệm vụ của chuyên viên phân tích:
a) Thu thập thông tin, phân tích, nhận định, xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm theo phân công của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
b) Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm dự kiến lên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm theo phân công của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
c) Báo cáo Hội đồng xếp hạng tín nhiệm và đề nghị chấm dứt tham gia vào hợp đồng xếp hạng tín nhiệm trong trường hợp xảy ra xung đột lợi ích quy định tại Điều 38 Nghị định này;
d) Tuân thủ bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức quy định tại Điều 34 Nghị định này.

Như vậy, theo quy định trên thì chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm có các nhiệm vụ như sau:

- Thu thập thông tin, phân tích, nhận định, xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm theo phân công của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;

- Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm dự kiến lên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm theo phân công của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;

- Báo cáo Hội đồng xếp hạng tín nhiệm và đề nghị chấm dứt tham gia vào hợp đồng xếp hạng tín nhiệm trong trường hợp xảy ra xung đột lợi ích quy định tại Điều 38 Nghị định này;

- Tuân thủ bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức quy định tại Điều 34 Nghị định này.

Ai có trách nhiệm ban hành bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức cho chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm?

Ai có trách nhiệm ban hành bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức cho chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 88/2014/NĐ-CP như sau:

Bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức
1. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải ban hành và áp dụng bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức theo chuẩn mực của Ủy ban chứng khoán quốc tế (IOSCO) và công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải ban hành và áp dụng bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức cho hoạt động của doanh nghiệp, chuyên viên phân tích và thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm.

Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải ban hành và áp dụng bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức cho hoạt động của chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm.

Xếp hạng tín nhiệm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi có sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thì doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm cần phải làm thủ tục điều chỉnh trong bao lâu?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm có cần địa chỉ trang thông tin điện tử hay không?
Pháp luật
Chuyên viên phân tích xếp hạng tín nhiệm thực hiện các hoạt động nào? Chuyên viên phân tích phải có trình độ như thế nào?
Pháp luật
Hội đồng xếp hạng tín nhiệm do ai thành lập? Việc lựa chọn thành viên hội đồng xếp hạng tín nhiệm được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm là gì? Thời hạn doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải công bố báo cáo kết quả trong bao lâu?
Pháp luật
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động xếp hạng tín nhiệm? Mức vốn pháp định của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm là bao nhiêu?
Pháp luật
Công ty trách nhiệm hữu hạn cần có vốn pháp định từ bao nhiêu để được kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm?
Pháp luật
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cho công ty cổ phần theo trình tự, thủ tục thế nào?
Pháp luật
Công ty trách nhiệm hữu hạn xếp hạng tín nhiệm có được hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm có đảm bảo việc trả các khoản thù lao và tiền thưởng cho chuyên viên phân tích không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xếp hạng tín nhiệm
592 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xếp hạng tín nhiệm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xếp hạng tín nhiệm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào