Có 02 quốc tịch thì có được sửa lại tên trong Giấy khai sinh không? Cách đặt tên có 02 quốc tịch?
Có 02 quốc tịch thì có được sửa lại tên trong Giấy khai sinh không?
Theo Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong 7 trường hợp sau:
- Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
- Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
- Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
- Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
- Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
- Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
- Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định
Do đó, đối với trường hợp của chị cung cấp thì công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài nếu chỉ đơn thuần muốn đổi lại tên thì không có cơ sở để thực hiện việc thay đổi.
Ví dụ như nguyên nhân theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó thì lúc này mới có thể thực hiện, cũng không có sai sót của cơ quan đăng ký trước đó, hơn nữa tên trong Giấy khai sinh là căn cứ để thể hiện trên các giấy tờ của chính cá nhân đó nên không phải thay đổi là thay đổi được nếu không thuộc trường hợp trên.
Cách đặt tên có 02 quốc tịch như thế nào?
Theo Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền có họ tên như sau:
Quyền có họ, tên
...
3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.
5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Tại khoản 4 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về điều kiện được nhập quôc tịch Việt Nam như sau:
Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam
...
4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam.
Tại Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về nội dung khai sinh như sau:
Nội dung khai sinh
Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
1. Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.
2. Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.
Theo đó, khi đặt tên có 02 quốc tịch cần lưu ý những điều sau:
(1) Đặt tên không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
(2) Không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ
(3) Đặt tên phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam
(4) Không đặt tên quá dài, khó sử dụng.
Có 02 quốc tịch thì có được sửa lại tên trong Giấy khai sinh không?
(Hình từ Internet)
Trường hợp nào thì Việt Nam công nhận 02 quốc tịch?
Tại Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về nguyên tắc quốc tịch như sau:
Nguyên tắc quốc tịch
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Theo đó, công dân Việt Nam có thể có 02 quốc tịch khi thuộc 01 trong các trường hợp sau:
(1) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 01/7/2009 (theo khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014)
(2) Người xin nhập quốc tịch Việt Nam khi thuộc 01 trong các trường hợp theo quy định pháp luật (theo khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008)
(3) Các trường hợp được quay trở lại quốc tích Việt Nam mà không cần thôi quốc tịch nước ngoài (khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008)
(4) Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi (Điều 37 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?