Có áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người không có năng lực trách nhiệm hành chính không?

Có áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người không có năng lực trách nhiệm hành chính không? Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thuộc về cơ quan nào? câu hỏi của anh Toàn (Hải Dương).

Thế nào là người không có năng lực trách nhiệm hành chính?

Căn cứ Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
13. Sự kiện bất ngờ là sự kiện mà cá nhân, tổ chức không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra.
14. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
15. Người không có năng lực trách nhiệm hành chính là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
16. Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.
17. Người đại diện hợp pháp bao gồm cha mẹ hoặc người giám hộ, luật sư, trợ giúp viên pháp lý.
...

Theo đó, người không có năng lực trách nhiệm hành chính được hiểu là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Có áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người không có năng lực trách nhiệm hành chính không?

Có áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người không có năng lực trách nhiệm hành chính không? (hình từ Internet)

Có áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người không có năng lực trách nhiệm hành chính không?

Căn cứ Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định như sau:

Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
...
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người chưa đủ 18 tuổi;
c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
d) Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Đối chiếu với quy định trên thì trong trường hợp người vi phạm hành chính là người không có năng lực trách nhiệm hành chính sẽ không được áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Ngoài ra còn các đối tượng sau cũng không thể áp dụng biện pháp này, bao gồm:

- Người chưa đủ 18 tuổi;

- Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;

- Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;

- Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc áp dụng đối với những đối tượng nào?

Căn cứ Điều 93 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 94 của Luật này để lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ 06 tháng đến 24 tháng.

Dẫn chiếu đến Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 và điểm g khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:

Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và không có nơi cư trú ổn định;
b) Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...

Như vậy thì biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc sẽ áp dụng đối với những đối tượng kể trên.

Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thuộc về cơ quan nào?

Căn cứ Điều 105 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Chiếu theo quy định trên thì Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 12 tháng phải không? Một người có thể bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nhiều lần không?
Pháp luật
Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thương tích cho người khác có bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc không?
Pháp luật
Người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc có hành vi phạm tội thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo trình tự thế nào?
Pháp luật
Có xóa đăng ký thường trú với người bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định hiện nay không?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc cần những gì? Trình tự đề nghị giảm thời hạn này như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người bỏ trốn đã truy tìm được gồm những tài liệu gì?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc cần những gì? Trình tự đề nghị tạm đình chỉ như thế nào?
Pháp luật
Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc có được xin giảm thời gian chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc khi lập được công không?
Pháp luật
Có áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người không có năng lực trách nhiệm hành chính không?
Pháp luật
Có áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng có hành vi hủy hoại tài sản của người khác không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
954 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào