Có áp dụng hình thức đình chỉ hiệu lực đối với Giấy phép hoạt động dự báo khí tượng thủy văn của cá nhân đã bị thu hồi hay không?
Cấp Giấy phép hoạt động dự báo khí tượng thủy văn cho cá nhân theo trình tự như nào?
Có áp dụng hình thức đình chỉ hiệu lực đối với Giấy phép hoạt động dự báo khí tượng thủy văn của cá nhân đã bị thu hồi? (Hình từ Internet)
Theo Điều 17 Nghị định 38/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 8 Nghị định 22/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 12/05/2023) thì trình tự cấp Giấy phép hoạt động dự báo khí tượng thủy văn cho cá nhân như sau:
Bước 1: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, khẳng định tính hợp lệ của hồ sơ đã nhận; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan thẩm định hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét, tổ chức thẩm định, thẩm tra, khảo sát, đánh giá, kết luận, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc.
Trường hợp không đủ điều kiện cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thì cơ quan thẩm định hồ sơ trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết lý do.
Bước 3 :
+ Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân tại Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến sau thời hạn quy định tương ứng tại Điều 17 của Nghị định này.
+ Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến sau thời hạn quy định tương ứng tại Điều 17 của Nghị định này.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Theo Điều 17 Nghị định 38/2016/NĐ-CP quy định trình tự, thời gian cấp Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn như sau:
Bước 1:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, khẳng định tính hợp lệ của hồ sơ đã nhận; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Theo Điều 15 Nghị định 38/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 48/2020/NĐ-CP) quy định như sau:
Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo đối với cá nhân:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo Mẫu số 2 Phụ lục kèm theo Nghị định 38/2016/NĐ-CP;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên ngành phù hợp với nội dung xin cấp phép hoạt động dự báo, cảnh báo;
- Bản khai cơ sở vật chất, kỹ thuật; thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo; quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; quy trình quản lý, đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo theo Mẫu số 06 Phụ lục kèm theo Nghị định 48/2020/NĐ-CP.
- Bản khai kinh nghiệm công tác, có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý nhân sự nơi đã từng làm việc.
Bước 2:
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, tổ chức thẩm định, thẩm tra, khảo sát, đánh giá, kết luận, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc.
Trường hợp không đủ điều kiện cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết lý do.
Trường hợp nào Giấy phép hoạt động dự báo khí tượng thủy văn của cá nhân bị thu hồi?
Theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 38/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Thu hồi và trả lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
1. Trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn:
a) Nội dung kê khai đề nghị cấp giấy phép là giả mạo;
b) Tổ chức là chủ giấy phép bị giải thể hoặc bị Tòa án tuyên bố phá sản;
c) Cá nhân là chủ giấy phép bị chết, mất tích hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Giấy phép được cấp nhưng không tổ chức hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong thời gian 12 tháng liên tục;
đ) Chủ giấy phép vẫn tiếp tục hoạt động khi đã có quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép;
e) Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền;
g) Tự ý chuyển nhượng giấy phép;
h) Chủ giấy phép lợi dụng giấy phép thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Theo đó, trong những trường hợp sau đây thì Giấy phép hoạt động dự báo khí tượng thủy văn của cá nhân bị thu hồi:
- Nội dung kê khai đề nghị cấp giấy phép là giả mạo;
- Tổ chức là chủ giấy phép bị giải thể hoặc bị Tòa án tuyên bố phá sản;
- Cá nhân là chủ giấy phép bị chết, mất tích hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Giấy phép được cấp nhưng không tổ chức hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong thời gian 12 tháng liên tục;
- Chủ giấy phép vẫn tiếp tục hoạt động khi đã có quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép;
- Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền;
- Tự ý chuyển nhượng giấy phép;
- Chủ giấy phép lợi dụng giấy phép thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Có áp dụng hình thức đình chỉ hiệu lực đối với Giấy phép hoạt động dự báo khí tượng thủy văn của cá nhân đã bị thu hồi?
Theo Điều 20 Nghị định 38/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Đình chỉ hiệu lực của giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
Giấy phép bị đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
1. Vi phạm nội dung quy định của giấy phép.
2. Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn thường xuyên không đủ độ tin cậy.
3. Không thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật khí tượng thủy văn.
Theo Điều 21 Nghị định 38/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Chấm dứt hiệu lực của giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
1. Giấy phép bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị thu hồi;
b) Giấy phép đã hết hạn;
c) Giấy phép đã được trả lại.
2. Khi giấy phép bị chấm dứt hiệu lực thì các quyền và nghĩa vụ liên quan đến giấy phép cũng chấm dứt.
Theo đó, trong trường hợp Giấy phép hoạt động dự báo khí tượng thủy văn của cá nhân đã bị thu hồi thì không áp dụng hình thức đình chỉ hiệu lực mà áp dụng hình thức chấm dứt hiệu lực đối với Giấy phép hoạt động.
Lưu ý: Khi Giấy phép hoạt động dự báo khí tượng thủy văn của cá nhân bị chấm dứt hiệu lực thì các quyền và nghĩa vụ liên quan đến giấy phép cũng chấm dứt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chỉ Thủ tướng Chính phủ mới có thẩm quyền ban hành lệnh giới nghiêm đúng không? Trong trường hợp nào thì lệnh giới nghiêm được ban bố?
- Lệnh thiết quân luật là gì? Ai quyết định bãi bỏ lệnh thiết quân luật? Lệnh thiết quân luật phải xác định các nội dung gì?
- Đáp án cuộc thi trực tuyến Đoàn viên thanh niên học sinh sinh viên tìm hiểu pháp luật tỉnh Lâm Đồng năm 2024 thế nào?
- Tải về mẫu biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong tố tụng dân sự?
- Thông tư 73/2024 về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của CSGT?