Có áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức cấp huyện giữ chức vụ quản lý khi vi phạm quy định về trật tự an ninh xã hội gây hậu quả nghiêm trọng không?
- Có những hình thức kỷ luật nào đối với công chức cấp huyện giữ chức vụ quản lý?
- Có áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức cấp huyện giữ chức vụ quản lý khi vi phạm quy định về trật tự an ninh xã hội gây hậu quả nghiêm trọng không?
- Trường hợp nào áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với công chức cấp huyện giữ chức vụ quản lý?
Có những hình thức kỷ luật nào đối với công chức cấp huyện giữ chức vụ quản lý?
Cụ thể theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức kỷ luật nào đối với công chức cấp huyện giữ chức vụ quản lý như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Bãi nhiệm.
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.
Theo đó, có 05 hình thức kỷ luật áp dụng đối với công chức cấp huyện giữ chức vụ quản lý như sau:
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Giáng chức.
- Cách chức.
- Buộc thôi việc.
Áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức cấp huyện giữ chức vụ quản lý (Hình từ Internet)
Có áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức cấp huyện giữ chức vụ quản lý khi vi phạm quy định về trật tự an ninh xã hội gây hậu quả nghiêm trọng không?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về việc áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức cấp huyện giữ chức vụ quản lý cụ thể như sau:
Áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này;
3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Và dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có nêu:
Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cán bộ, công chức
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách theo quy định tại Điều 8 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.
Theo đó, đối chiếu với quy định nêu trên thì trong trường hợp công chức cấp huyện giữ chức vụ quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công có vi phạm quy định về trật tự an ninh xã hội và gây ra hậu quả nghiêm trọng thì có thể áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức đối với người này.
Trường hợp nào áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với công chức cấp huyện giữ chức vụ quản lý?
Tại Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định:
Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức theo quy định tại Điều 11 Nghị định 112/2020/NĐ-CP mà tái phạm hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP mà tái phạm;
- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP;
- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ;
- Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?