Có bao nhiêu chức danh thuyền viên tàu cá? Người có quốc tịch nước ngoài có được phép làm thuyền viên trên tàu cá không?
Có bao nhiêu chức danh thuyền viên tàu cá?
Thuyền viên tàu cá (Hình từ Intternet)
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định chức danh thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản được hiểu là định danh thuyền viên theo vị trí việc làm trên tàu, phù hợp với chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư này.
Theo Điều 4 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định chức danh thuyền viên tàu cá gồm có các chức danh sau:
+ Thuyền trưởng
+ Thuyền phó
+ Máy trưởng
+ Thợ máy
+ Thủy thủ.
Người có quốc tịch nước ngoài có được phép làm thuyền viên trên tàu cá không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 74 Luật Thủy sản 2017 quy định thuyền viên trên tàu cá khi làm việc trên tàu cá phải có các điều kiện sau đây:
+ Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép làm việc trên tàu cá;
+ Có Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định;
+ Đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, tuổi lao động;
+ Có văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT;
Ngoài ra, theo Điều 12 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định tiêu chuẩn để người nước ngoài được phép làm thuyền viên trên tàu cá khi đáp ứng các tiêu chuẩn thuyền viên, chứng chỉ chuyên môn theo chức danh, nhiệm vụ được phân công sau đây:
+ Đủ điều kiện, tiêu chuẩn cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động quy định tại Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP như sau:
Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Ngoài các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động, người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
3. Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.
4. Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài.
5. Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
6. Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
7. Tình nguyện viên quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
8. Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
9. Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.
10. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam.
11. Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam quy định tại điểm l khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
12. Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
13. Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
14. Được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu.
+ Có khả năng sử dụng tiếng Việt từ bậc 2 (tương đương A2 khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ, CEFR) trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt quy định tại Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT. Trường hợp sử dụng ngôn ngữ nước ngoài thì phải có người phiên dịch đi cùng hoặc ít nhất có 01 thuyền viên biết ngoại ngữ đó cùng đi trên tàu;
Như vậy, người nước ngoài được phép làm thuyền viên trên tàu cá khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.
Quyền và nghĩa vụ của thuyền viên tàu cá được quy định thế nào?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 74 Luật Thủy sản 2017 quy định thuyền viên tàu cá có quyền và nghĩa vụ sau đây:
Thuyền viên tàu cá có quyền sau đây:
+ Được bảo đảm chế độ lao động, quyền và lợi ích hợp pháp khi làm việc trên tàu cá theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Từ chối làm việc trên tàu cá nếu tàu đó không đủ điều kiện bảo đảm an toàn;
+ Được bố trí đảm nhận chức danh phù hợp trên tàu cá.
Thuyền trưởng tàu cá có nghĩa vụ sau đây:
+ Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng; chủ động phòng ngừa tai nạn cho mình, cho thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và sự cố đối với tàu cá;
+ Phải báo ngay cho thuyền trưởng hoặc người trực ca khi phát hiện tình huống nguy hiểm trên tàu cá;
+ Tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?