Có bao nhiêu chức năng nguồn nước? Nguyên tắc phân vùng chức năng nguồn nước là gì theo quy định?
Có bao nhiêu chức năng nguồn nước?
Theo Điều 22 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về chức năng nguồn nước như sau:
Chức năng nguồn nước
1. Nguồn nước có một hoặc một số chức năng cơ bản sau đây:
a) Cấp nước cho sinh hoạt;
b) Cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
c) Cấp nước cho sản xuất công nghiệp; kinh doanh, dịch vụ;
d) Cấp nước cho thủy điện;
đ) Bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng và giá trị văn hóa;
e) Giao thông đường thủy nội địa, hàng hải;
g) Tạo cảnh quan, môi trường; phát triển du lịch; bảo vệ sự phát triển hệ sinh thái thủy sinh; bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học; trữ, tiêu thoát lũ.
2. Chức năng nguồn nước là một trong các căn cứ để lựa chọn các giải pháp bảo vệ nguồn nước, cải tạo, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; quyết định việc chấp thuận, phê duyệt, cấp phép cho các dự án có xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
...
Như vậy, nguồn nước có 7 chức năng cơ bản sau đây:
- Cấp nước cho sinh hoạt;
- Cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
- Cấp nước cho sản xuất công nghiệp; kinh doanh, dịch vụ;
- Cấp nước cho thủy điện;
- Bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng và giá trị văn hóa;
- Giao thông đường thủy nội địa, hàng hải;
- Tạo cảnh quan, môi trường; phát triển du lịch; bảo vệ sự phát triển hệ sinh thái thủy sinh; bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học; trữ, tiêu thoát lũ.
Có bao nhiêu chức năng nguồn nước? Nguyên tắc phân vùng chức năng nguồn nước là gì theo quy định? (hình từ internet)
Nguyên tắc phân vùng chức năng nguồn nước là gì?
Theo Điều 3 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định về nguyên tắc phân vùng chức năng nguồn nước như sau:
- Đảm bảo tính hệ thống trong lưu vực sông, phù hợp với ranh giới hành chính cấp tỉnh.
- Phù hợp với hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước và nhu cầu khai thác, sử dụng nước được xác định trong quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
- Việc phân vùng chức năng nguồn nước phải được xem xét tổng thể về giá trị, lợi ích mà nguồn nước mang lại, mức độ ưu tiên phải bảo vệ và thuận lợi trong việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ nguồn nước.
- Hài hòa lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước giữa các khu vực, các địa phương, giữa thượng lưu và hạ lưu, giữa các đối tượng khai thác, sử dụng nước; bảo đảm việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hiệu quả, duy trì sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh.
Như vậy, có 4 nguyên tắc phân vùng nguồn nước nêu trên.
Yêu cầu về kết quả phân vùng chức năng nguồn nước như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định về yêu cầu về kết quả phân vùng chức năng nguồn nước như sau:
Yêu cầu về kết quả phân vùng chức năng nguồn nước
1. Kết quả phân vùng chức năng nguồn nước sông, suối, kênh, mương, rạch phải được tổng hợp, lập thành danh mục. Trong đó, từng đoạn sông, suối, kênh, mương, rạch được phân vùng chức năng phải thể hiện các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên của sông, suối, kênh, mương, rạch; tên lưu vực sông;
b) Chiều dài, vị trí hành chính, tọa độ điểm đầu và điểm cuối của đoạn sông, suối, kênh, mương, rạch được phân vùng chức năng (hệ tọa độ VN2000, múi chiếu 30);
c) Chức năng nguồn nước của đoạn sông, suối, kênh, mương, rạch.
2. Kết quả phân vùng chức năng nguồn nước hồ, ao, đầm, phá phải được lập thành danh mục và phải thể hiện các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên của hồ, ao, đầm, phá; tọa độ đại diện cho vị trí của hồ, ao, đầm, phá (hệ tọa độ VN2000, múi chiếu 30), vị trí hành chính; tên tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành (nếu có). Đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên sông, suối thì nêu rõ tên của sông, suối;
b) Diện tích mặt nước của hồ, ao, đầm, phá được xác định chức năng;
c) Chức năng nguồn nước của hồ, ao, đầm, phá.
3. Kết quả phân vùng chức năng nguồn nước phải được cập nhật vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia
Như vậy, Yêu cầu về kết quả phân vùng chức năng nguồn nước được quy định như sau:
Kết quả phân vùng chức năng nguồn nước sông, suối, kênh, mương, rạch phải được tổng hợp, lập thành danh mục. Trong đó, từng đoạn sông, suối, kênh, mương, rạch được phân vùng chức năng phải thể hiện các nội dung chủ yếu sau:
- Tên của sông, suối, kênh, mương, rạch; tên lưu vực sông;
- Chiều dài, vị trí hành chính, tọa độ điểm đầu và điểm cuối của đoạn sông, suối, kênh, mương, rạch được phân vùng chức năng (hệ tọa độ VN2000, múi chiếu 30);
- Chức năng nguồn nước của đoạn sông, suối, kênh, mương, rạch.
Kết quả phân vùng chức năng nguồn nước hồ, ao, đầm, phá phải được lập thành danh mục và phải thể hiện các nội dung chủ yếu sau:
- Tên của hồ, ao, đầm, phá; tọa độ đại diện cho vị trí của hồ, ao, đầm, phá (hệ tọa độ VN2000, múi chiếu 30), vị trí hành chính; tên tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành (nếu có). Đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên sông, suối thì nêu rõ tên của sông, suối;
- Diện tích mặt nước của hồ, ao, đầm, phá được xác định chức năng;
- Chức năng nguồn nước của hồ, ao, đầm, phá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?