Có bao nhiêu cơ sở điều trị người nghiện chất dạng thuốc phiện? Có yêu cầu trình độ đại học trở lên đối với nhân viên cấp phát thuốc của cơ sở cấp phát thuốc hay không?
Có bao nhiêu cơ sở điều trị người nghiện chất dạng thuốc phiện?
Theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 90/2016/NĐ-CP quy định điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là việc sử dụng thuốc thay thế để điều trị cho người nghiện chất dạng thuốc phiện.
Theo Điều 11 Nghị định 90/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Phân loại cơ sở điều trị
Cơ sở điều trị gồm:
1. Cơ sở điều trị thay thế là đơn vị điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho người nghiện chất dạng thuốc phiện, bao gồm cả việc cấp phát thuốc điều trị thay thế.
2. Cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế (sau đây gọi tắt là cơ sở cấp phát thuốc) là cơ sở chỉ thực hiện việc cấp phát thuốc thay thế cho người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện.
Theo đó, có 02 loại cơ sở điều trị người nghiện chất dạng thuốc phiện gồm:
- Cơ sở điều trị thay thế là đơn vị điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho người nghiện chất dạng thuốc phiện, bao gồm cả việc cấp phát thuốc điều trị thay thế.
- Cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế (sau đây gọi tắt là cơ sở cấp phát thuốc) là cơ sở chỉ thực hiện việc cấp phát thuốc thay thế cho người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện.
Cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện (Hình từ Internet)
Cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo Điều 12 Nghị định 90/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 16 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) quy định điều kiện hoạt động của cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cần đáp ứng 03 điều kiện như sau:
(1) Điều kiện về cơ sở vật chất:
Có nơi tiếp đón, phòng hành chính, phòng cấp phát và bảo quản thuốc, phòng tư vấn, phòng khám bệnh và phòng xét nghiệm. Các phòng trong cơ sở điều trị thay thế phải có diện tích từ 10 m2 trở lên;
(2) Điều kiện về trang thiết bị:
- Phòng cấp phát và bảo quản thuốc:
+ Ẩm kế;
+ Nhiệt kế đo nhiệt độ phòng;
+ Điều hòa nhiệt độ;
+ 02 tủ chắc chắn có khóa để đựng thuốc, trong đó: 01 tủ để đựng thuốc cấp phát hàng ngày và 01 tủ để bảo quản thuốc;
+ Dụng cụ cấp phát thuốc;
+ Thiết bị giám sát việc thực hiện điều trị.
- Phòng khám bệnh:
+ Nhiệt kế đo thân nhiệt;
+ Ống nghe;
+ Tủ thuốc cấp cứu (trong đó có thuốc giải độc);
+ Máy đo huyết áp;
+ Bộ trang thiết bị cấp cứu;
+ Giường khám bệnh;
+ Cân đo sức khỏe - chiều cao;
+ Thiết bị khử trùng dụng cụ và bệnh phẩm.
- Phòng xét nghiệm:
+ Bộ dụng cụ xét nghiệm nước tiểu và lấy máu;
+ Tủ lạnh bảo quản sinh phẩm, bệnh phẩm.
- Nơi lấy nước tiểu của người bệnh:
+ Bộ bàn cầu (với đường cấp nước có van đặt ở bên ngoài nơi lấy nước tiểu);
+ Vách ngăn dán kính màu một chiều từ bên ngoài để nhân viên của cơ sở điều trị quan sát được quá trình tự lấy mẫu nước tiểu của người bệnh.
(3) Điều kiện về nhân sự:
- Có ít nhất 01 người phụ trách chuyên môn là bác sỹ có giấy chứng nhận đã qua đào tạo, tập huấn về điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và là người làm việc toàn thời gian tại cơ sở điều trị thay thế;
- Có ít nhất 01 nhân viên làm nhiệm vụ hỗ trợ công tác khám bệnh, chữa bệnh có trình độ trung cấp chuyên ngành y trở lên;
- Có ít nhất 02 nhân viên làm nhiệm vụ cấp phát thuốc có trình độ trung cấp chuyên ngành y, dược trở lên. Nhân viên phụ trách kho thuốc phải đáp ứng các điều kiện về chuyên môn theo quy định của pháp luật về dược;
- Có ít nhất 01 nhân viên làm nhiệm vụ xét nghiệm có trình độ trung cấp thuộc một trong các chuyên ngành y, dược, sinh học hoặc hóa học trở lên;
- Có ít nhất 01 nhân viên làm nhiệm vụ tư vấn có trình độ trung cấp thuộc một trong các chuyên ngành y, dược hoặc xã hội trở lên;
- Có ít nhất 01 nhân viên làm nhiệm vụ hành chính có trình độ trung cấp trở lên;
- Căn cứ tình hình thực tế, cơ sở điều trị thay thế bố trí nhân viên bảo vệ tại cơ sở nơi đặt cơ sở điều trị hoặc phối hợp với công an nơi cơ sở điều trị đặt trụ sở để bảo đảm công tác an ninh cho cơ sở điều trị; trường hợp cần thiết, có thể bố trí tối đa 02 nhân viên bảo vệ riêng cho cơ sở điều trị;
- Việc bố trí nhân lực thực hiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện tại cơ sở được thực hiện theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm, bảo đảm phù hợp về yêu cầu chuyên môn quy định tại khoản 3 Điều này và quy mô của cơ sở điều trị thay thế.
Có yêu cầu trình độ đại học trở lên đối với nhân viên cấp phát thuốc của cơ sở cấp phát thuốc hay không?
Theo khoản 3 Điều 13 Nghị định 90/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm d khoản 2 Điều 16 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) quy định như sau:
Điều kiện hoạt động của cơ sở cấp phát thuốc
1. Điều kiện về cơ sở vật chất:
a) Có nơi tiếp đón, phòng cấp phát và bảo quản thuốc. Phòng cấp phát và bảo quản thuốc phải có diện tích từ 10 m2 trở lên;
b) Bảo đảm đủ điện, nước và đáp ứng các điều kiện về quản lý chất thải y tế, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện về trang thiết bị:
Cơ sở cấp phát thuốc phải đáp ứng các điều kiện về trang thiết bị quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
3. Điều kiện về nhân sự:
a) Cơ sở cấp phát thuốc phải đáp ứng các điều kiện về nhân sự quy định tại các điểm c và g khoản 3 Điều 12 Nghị định này;
b) Việc bố trí nhân lực thực hiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện tại cơ sở cấp phát thuốc thực hiện theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm, bảo đảm phù hợp về yêu cầu chuyên môn quy định tại điểm a khoản 3 Điều này và quy mô của cơ sở cấp phát thuốc.
Theo đó, cơ sở cấp phát thuốc phải đáp ứng các điều kiện về nhân sự quy định tại các điểm c và điểm g khoản 3 Điều 12 Nghị định 90/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Có ít nhất 02 nhân viên làm nhiệm vụ cấp phát thuốc có trình độ trung cấp chuyên ngành y, dược trở lên. Nhân viên phụ trách kho thuốc phải đáp ứng các điều kiện về chuyên môn theo quy định của pháp luật về dược;
- Căn cứ tình hình thực tế, cơ sở điều trị thay thế bố trí nhân viên bảo vệ tại cơ sở nơi đặt cơ sở điều trị hoặc phối hợp với công an nơi cơ sở điều trị đặt trụ sở để bảo đảm công tác an ninh cho cơ sở điều trị; trường hợp cần thiết, có thể bố trí tối đa 02 nhân viên bảo vệ riêng cho cơ sở điều trị.
Như vậy, đối với nhân viên cấp phát thuốc của cơ sở cấp phát thuốc không có yêu cầu trình độ đại học trở lên, mà được phép có trình độ trung cấp chuyên ngành y, dược trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?