Có bao nhiêu hình thức để các đơn vị gửi báo cáo thống kê của Ngành Tư pháp đến đơn vị nhận báo cáo?
Hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp bao gồm những lĩnh vực nào?
Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 03/2019/TT-BTP quy định hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp bao gồm những lĩnh vực sau đây:
- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
- Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
- Rà soát văn bản quy phạm pháp luật;
- Tổ chức và người làm công tác pháp chế;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Hòa giải ở cơ sở;
- Chuẩn tiếp cận pháp luật;
- Hộ tịch;
- Chứng thực;
- Lý lịch tư pháp;
- Nuôi con nuôi;
- Trợ giúp pháp lý;
- Đăng ký giao dịch bảo đảm;
- Luật sư;
- Công chứng;
- Giám định tư pháp;
- Đấu giá tài sản;
- Trọng tài thương mại;
- Hòa giải thương mại;
- Quản lý thanh lý tài sản;
- Tương trợ tư pháp.
Có bao nhiêu hình thức để các đơn vị gửi báo cáo thống kê của Ngành Tư pháp đến đơn vị nhận báo cáo?
Theo Điều 5 Thông tư 03/2019/TT-BTP quy định như sau:
Hình thức báo cáo thống kê
Các đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này, căn cứ vào điều kiện thực tế của đơn vị mình lựa chọn một trong các hình thức dưới đây để gửi báo cáo đến đơn vị nhận báo cáo:
1. Báo cáo bằng văn bản giấy có chữ ký của Thủ trưởng, dấu của đơn vị thực hiện báo cáo, gửi về đơn vị nhận báo cáo theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp.
2. Báo cáo bằng văn bản điện tử được thể hiện bằng một trong hai hình thức sau đây:
a) Văn bản điện tử dưới dạng ảnh (định dạng pdf) của báo cáo giấy theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Văn bản điện tử dưới dạng tệp tin điện tử được xác thực bằng chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật.
3. Báo cáo bằng tiện ích trên Phần mềm thống kê Ngành Tư pháp do Bộ Tư pháp chủ trì thống nhất xây dựng và triển khai.
Theo đó, các đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này, căn cứ vào điều kiện thực tế của đơn vị mình lựa chọn một trong 03 hình thức dưới đây để gửi báo cáo đến đơn vị nhận báo cáo:
- Báo cáo bằng văn bản giấy có chữ ký của Thủ trưởng, dấu của đơn vị thực hiện báo cáo, gửi về đơn vị nhận báo cáo theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp.
- Báo cáo bằng văn bản điện tử được thể hiện bằng một trong hai hình thức sau đây:
+ Văn bản điện tử dưới dạng ảnh (định dạng pdf) của báo cáo giấy theo quy định tại khoản 1 Điều này;
+ Văn bản điện tử dưới dạng tệp tin điện tử được xác thực bằng chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo bằng tiện ích trên Phần mềm thống kê Ngành Tư pháp do Bộ Tư pháp chủ trì thống nhất xây dựng và triển khai.
Báo cáo thống kê của Ngành Tư pháp (Hình từ Internet)
Các đơn vị nào có trách nhiệm gửi báo cáo thống kê của Ngành Tư pháp đến đơn vị nhận báo cáo?
Theo Điều 2 Thông tư 03/2019/TT-BTP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi chung là các đơn vị thuộc Bộ).
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
3. Ủy ban nhân dân các cấp.
4. Sở Tư pháp và các cơ quan chuyên môn khác có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Phòng Tư pháp và các cơ quan chuyên môn khác có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
6. Các doanh nghiệp nhà nước.
7. Các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng.
8. Các tổ chức đấu giá tài sản, giám định tư pháp, hòa giải thương mại, quản lý thanh lý tài sản, trọng tài thương mại.
9. Hòa giải viên thương mại vụ việc, Quản tài viên đăng ký hành nghề cá nhân.
10. Các tổ chức đăng ký giao dịch bảo đảm.
11. Các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
12. Các cơ quan, tổ chức khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Theo đó, các đơn vị sau đây có trách nhiệm gửi báo cáo thống kê của Ngành Tư pháp đến đơn vị nhận báo cáo như sau:
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tư pháp.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- Ủy ban nhân dân các cấp.
- Sở Tư pháp và các cơ quan chuyên môn khác có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Phòng Tư pháp và các cơ quan chuyên môn khác có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Các doanh nghiệp nhà nước.
- Các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng.
- Các tổ chức đấu giá tài sản, giám định tư pháp, hòa giải thương mại, quản lý thanh lý tài sản, trọng tài thương mại.
- Hòa giải viên thương mại vụ việc, Quản tài viên đăng ký hành nghề cá nhân.
- Các tổ chức đăng ký giao dịch bảo đảm.
- Các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Các cơ quan, tổ chức khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?