Có bao nhiêu loại cơ sở hạt nhân? Muốn xây dựng cơ sở hạt nhân thì xây dựng ở địa điểm nào?
Cơ sở hạt nhân bao gồm có mấy loại cơ sở?
Theo Điều 37 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định cơ sở hạt nhân và thiết kế cơ sở hạt nhân như sau:
- Các loại cơ sở hạt nhân bao gồm:
+ Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu;
+ Nhà máy điện hạt nhân;
+ Cơ sở làm giàu urani, chế tạo nhiên liệu hạt nhân;
+ Cơ sở lưu giữ, xử lý, chôn cất nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
- Việc xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động của cơ sở hạt nhân phải có thiết kế phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở hạt nhân, trừ tổ chức thẩm định thiết kế nhà máy điện hạt nhân.
Như vậy, cơ sở hạt nhân gồm có 4 cơ sở: Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu; Nhà máy điện hạt nhân; Cơ sở làm giàu urani, chế tạo nhiên liệu hạt nhân; Cơ sở lưu giữ, xử lý, chôn cất nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
Có mấy loại cơ sở hạt nhân?
Xây dựng cơ sở hạt nhân thì xây dựng ở địa điểm nào?
Tại Điều 38 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định phê duyệt địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân như sau:
- Địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân phải được phê duyệt trước khi xin cấp giấy phép xây dựng hoặc đồng thời với việc xin cấp giấy phép xây dựng. Hồ sơ đề nghị phê duyệt địa điểm xây dựng bao gồm các tài liệu sau đây:
+ Đơn đề nghị phê duyệt địa điểm;
+ Báo cáo tổng quan về việc lựa chọn địa điểm;
+ Thiết kế sơ bộ cơ sở hạt nhân;
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Báo cáo phân tích an toàn sơ bộ;
+ Báo cáo thẩm định an toàn;
+ Kế hoạch kiểm xạ môi trường đất, không khí, nước dưới đất và nước mặt trong vùng bị ảnh hưởng khi cơ sở hoạt động.
- Việc lựa chọn địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân phải căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân, trừ địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Như vậy, việc địa điểm để xây dựng cơ sở hạt nhân phải tuân theo quy chuẩn của quốc gia. Và phải được phê duyệt trước khi xin cấp giấy phép.
Xây dựng lò phản ứng hạt nhân thì hồ sơ cần những gì?
Căn cứ Điều 41 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định xây dựng và vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu như sau:
- Hồ sơ đề nghị cho phép xây dựng lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu bao gồm:
+ Đơn xin cấp giấy phép xây dựng;
+ Thiết kế chi tiết lò phản ứng hạt nhân và các công trình có liên quan;
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Báo cáo phân tích an toàn;
+ Quy trình bảo đảm chất lượng liên quan đến việc xây dựng;
+ Kế hoạch tháo dỡ lò phản ứng hạt nhân;
+ Báo cáo thẩm định an toàn;
+ Tài liệu khác có liên quan.
- Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải có giấy phép vận hành thử trước khi nạp nhiên liệu vào lò phản ứng.
- Việc vận hành thử lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải được thực hiện ở các mức công suất thấp đồng thời với việc kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật, giới hạn vận hành và nâng dần công suất lên mức thiết kế. Tổ chức có lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải lập báo cáo vận hành thử và báo cáo phân tích an toàn của lò phản ứng hạt nhân, giải trình rõ các thay đổi về chỉ tiêu kỹ thuật, giới hạn vận hành so với thiết kế khi xin cấp giấy phép xây dựng, gửi cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
- Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thẩm định báo cáo kết quả vận hành thử và báo cáo phân tích an toàn của lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, đề xuất với Bộ Khoa học và Công nghệ về việc cấp giấy phép vận hành chính thức lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.
- Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép xây dựng và giấy phép vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.
Trên đây là một số điều kiện và hồ sơ trước khi xây dựng lò phản ứng hạt nhân.
Kiểm tra độ an toàn của lò phản ứng hạt nhân như thế nào?
Theo Điều 43 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định kiểm tra lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu an toàn đối với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu như sau:
- Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức kiểm tra an toàn đối với việc lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.
Việc kiểm tra lắp đặt, vận hành thử được thực hiện cho từng hạng mục công trình, có kết luận nghiệm thu sơ bộ trước khi cho phép vận hành thử công đoạn tiếp theo, vận hành thử toàn bộ hệ thống và nghiệm thu.
- Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này có quyền yêu cầu chủ đầu tư xây dựng cung cấp tài liệu và báo cáo về các nội dung sau đây:
+ Quy trình và lịch trình lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu;
+ Việc chấp hành quy định về an toàn đối với lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu.
- Việc nghiệm thu tổng thể đối với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu chỉ được thực hiện khi các hạng mục công trình đã được nghiệm thu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?