Có bao nhiêu loại phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không? Có bắt buộc lắp đặt thiết bị lọc trên các phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không?
Có bao nhiêu loại phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không?
Có bao nhiêu loại phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không? (Hình từ Internet)
Theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không: là các phương tiện di động hoặc phương tiện cố định được sử dụng để chuyển nhiên liệu hàng không đến tàu bay.
Phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không bao gồm:
+ Xe tra nạp nhiên liệu: là xe ô tô chuyên dụng, lắp xi téc chở nhiên liệu hàng không và được lắp đặt hệ thống công nghệ thích hợp, để tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay hoặc hút nhiên liệu hàng không từ tàu bay;
+ Ca bin tra nạp: là thiết bị tra nạp đặt cố định trên mặt đất có lắp ống tra nạp, các đồng hồ đo lưu lượng và thiết bị phụ trợ.
+ Thiết bị tra nạp đường ống ngầm (xe truyền tiếp nhiên liệu): là thiết bị di động được sử dụng để vận chuyển nhiên liệu hàng không từ hệ thống ngầm đến tàu bay, còn được gọi là xe truyền tiếp nhiên liệu tự hành, xe kéo truyền tiếp liệu.
Có bắt buộc lắp đặt thiết bị lọc trên các phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không?
Theo Điều 17 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Yêu cầu chung đối với phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không
1. Yêu cầu về thiết kế, kỹ thuật và lắp đặt đối với phương tiện tra nạp phải phù hợp theo quy định tại JIG 1 hoặc các tiêu chuẩn quốc tế tương đương khác được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thiết bị lọc: các phương tiện tra nạp phải được lắp đặt các thiết bị lọc. Các yêu cầu về kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị lọc, thay lõi lọc được áp dụng theo quy định tại tài liệu JIG 1.
a) Đối với nhiên liệu phản lực: sử dụng thiết bị lọc hấp thụ theo tiêu chuẩn EI 1583, phiên bản hiện hành hoặc thiết bị lọc, tách theo tiêu chuẩn EI 1581 hoặc các tiêu chuẩn tương đương khác.
b) Đối với xăng tàu bay: sử dụng thiết bị lọc tinh, thiết bị lọc hấp thụ hoặc thiết bị lọc, tách.
3. Các trang thiết bị trên phương tiện tra nạp: phải được thiết kế, lắp đặt, kiểm tra phù hợp theo tiêu chuẩn tại JIG 1 và EI 1540.
Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 17 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT quy định các phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không phải được lắp đặt các thiết bị lọc, cụ thể:
+ Đối với nhiên liệu phản lực: sử dụng thiết bị lọc hấp thụ theo tiêu chuẩn EI 1583, phiên bản hiện hành hoặc thiết bị lọc, tách theo tiêu chuẩn EI 1581 hoặc các tiêu chuẩn tương đương khác.
+ Đối với xăng tàu bay: sử dụng thiết bị lọc tinh, thiết bị lọc hấp thụ hoặc thiết bị lọc, tách.
Lưu ý: Các yêu cầu về kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị lọc, thay lõi lọc được áp dụng theo quy định tại tài liệu JIG 1.
Các biển báo trên xe tra nạp nhiên liệu hàng không được quy định ra sao?
Theo Điều 18 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Xe tra nạp nhiên liệu
1. Yêu cầu về thiết kế, kỹ thuật và lắp đặt phải phù hợp theo quy định tại JIG 1 và EI 1540 hoặc các tiêu chuẩn quốc tế tương đương khác được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Các xe tra nạp nhiên liệu hàng không phải nạp nhiên liệu vào xi téc từ đáy bằng họng nạp kín. Xe tra nạp sử dụng hệ thống nạp đáy phải có hệ thống tự động chống tràn nhiên liệu theo mức đặt trước, kết hợp với bộ phận kiểm tra trước.
3. Tên nhiên liệu phải được niêm yết hai bên thành xe, tại bảng điều khiển và các điểm nạp nhiên liệu. Các biển báo như: “Cấm hút thuốc”, “Cấm sử dụng điện thoại di động”, “Ngắt khẩn cấp”, “Số hotline”, “Cấm lửa” và “Tên công ty” phải được niêm yết cố định trên xe.
4. Kiểm tra, vệ sinh xi téc: phải tuân thủ theo quy định về tần suất kiểm tra, vệ sinh xi téc tại JIG 1 và EI/JIG 1530.
5. Đối với xe tra nạp mới, xe tra nạp sau khi sửa chữa bảo dưỡng sửa chữa liên quan đến khoang hoặc đường ống công nghệ chứa nhiên liệu Jet A-1, trước khi đưa xe tra nạp vào hoạt động thì xi téc và hệ thống công nghệ của xe phải được ngâm, thử nghiệm theo quy trình quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, các biển báo được niêm yết cố định trên xe tra nạp nhiên liệu hàng không được quy định bao gồm: “Cấm hút thuốc”, “Cấm sử dụng điện thoại di động”, “Ngắt khẩn cấp”, “Số hotline”, “Cấm lửa” và “Tên công ty”.
Yêu cầu xe truyền tiếp nhiên liệu cần đảm bảo an toàn khi sử dụng điện như nào?
Theo Điều 19 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Xe truyền tiếp nhiên liệu
1. Yêu cầu về thiết kế, kỹ thuật và lắp đặt phải phù hợp theo quy định tại JIG 1, EI 1540 và các tiêu chuẩn quốc tế tương đương khác được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tại nơi có nhiều chủng loại nhiên liệu được cấp phát qua hệ thống tra nạp bằng đường ống, các ống nhập và hố van phải có đầu nối ống tương ứng.
3. Các dây giật của van tại hố van cấp phát phải được chế tạo từ vật liệu chịu lửa có đủ độ bền (có lưới thép bên trong). Các dây này phải có màu sắc dễ nhận biết. Màu sắc của thiết bị khẩn cấp phải khác biệt với màu của dây tĩnh điện trên xe.
4. Xe truyền tiếp nhiên liệu hàng không và hố van cấp phát không được có sự liên kết về điện. Nếu có các dây giật được gắn vào tang cuộn đặt trên xe, các tang cuộn này phải được cách điện với xe. Cách điện của tang cuộn phải được kiểm tra hàng tuần bằng đồng hồ đo điện trở.
Theo đó, căn cứ khoản 4 Điều 19 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT quy định xe truyền tiếp nhiên liệu hàng không và hố van cấp phát không được có sự liên kết về điện.
Nếu có các dây giật được gắn vào tang cuộn đặt trên xe, các tang cuộn này phải được cách điện với xe, cách điện của tang cuộn phải được kiểm tra hàng tuần bằng đồng hồ đo điện trở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?