Có bao nhiêu phòng trực thuộc Vụ Pháp chế Kiểm toán Nhà nước? Trưởng các phòng có trách nhiệm như thế nào?
Có bao nhiêu phòng trực thuộc Vụ Pháp chế Kiểm toán Nhà nước?
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 1367/QĐ-KTNN năm 2020 quy định tổ chức bộ máy của Vụ Pháp chế gồm có 04 phòng trực thuộc:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Pháp luật;
- Phòng Thẩm định 1;
- Phòng Thẩm định 2.
Trưởng các phòng trực thuộc Vụ Pháp chế Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 5 Quy chế làm việc của Vụ Pháp chế ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-KTNN năm 2021 quy định Trưởng các phòng trực thuộc Vụ Pháp chế như sau:
Trưởng các phòng trực thuộc Vụ Pháp chế có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành phòng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, Phó vụ trưởng trực tiếp phụ trách, trước pháp luật về việc quản lý, điều hành phòng và có trách nhiệm sau:
- Trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động chung của phòng, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng trực tiếp phụ trách và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao của phòng.
- Điều hành phòng chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước, Quy chế làm việc của Vụ Pháp chế, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, chính quyền địa phương nơi đóng trụ sở; thực hiện nội quy, quy chế làm việc của đơn vị theo hướng dẫn của Kiểm toán nhà nước.
- Phân công công việc, theo dõi, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện các công việc giao cho Phó Trưởng phòng và các công chức, người lao động thuộc phòng.
- Ủy quyền cho một Phó Trưởng phòng điều hành phòng khi vắng mặt; trường hợp đi công tác ngoài kế hoạch công tác đã được Vụ trưởng phê duyệt và vắng mặt vì việc riêng từ 01 ngày làm việc trở lên thì phải báo cáo Vụ trưởng và chỉ được nghỉ khi Vụ trưởng đồng ý.
- Phối hợp với các phòng khác trong đơn vị để giải quyết các công việc có liên quan; báo cáo Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng trực tiếp phụ trách về việc thực hiện nhiệm vụ của Phòng và các vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các phòng. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Trưởng phòng và Phó Vụ trưởng phụ trách trực tiếp thì báo cáo Vụ trưởng xem xét, quyết định.
- Trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ của phòng và các nhiệm vụ theo yêu cầu của lãnh đạo Vụ Pháp chế.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Vụ trưởng giao hoặc theo quy định của pháp luật; được Vụ trưởng giao giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của lãnh đạo Vụ và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước lãnh đạo Vụ và trước pháp luật về nội dung được ủy quyền.
Có bao nhiêu phòng trực thuộc Vụ Pháp chế Kiểm toán Nhà nước? Trưởng các phòng có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Phó Trưởng các phòng trực thuộc Vụ Pháp chế Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào?
Theo Điều 6 Quy chế làm việc của Vụ Pháp chế ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-KTNN năm 2021 quy định như sau:
Phó Trưởng phòng
1. Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của phòng, được Trưởng phòng giao phụ trách một số công việc cụ thể của phòng, thay mặt Trưởng phòng giải quyết công việc được phân công, đồng thời chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, lãnh đạo Vụ và trước pháp luật về công việc đó; khi Trưởng phòng đi vắng, một Phó Trưởng phòng được uỷ quyền điều hành công việc của phòng và có trách nhiệm báo cáo Trưởng phòng về những công việc đã giải quyết.
2. Phối hợp với Phó Trưởng phòng khác trong phòng giải quyết công việc có liên quan; báo cáo với Trưởng phòng những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các Phó Trưởng phòng.
3. Thay mặt Trưởng phòng trong việc quan hệ và phối hợp công tác với các phòng thuộc Vụ Pháp chế trong lĩnh vực được phân công phụ trách hoặc theo yêu cầu của Trưởng phòng.
4. Trường hợp vắng mặt vì việc riêng 1/2 ngày làm việc thì phải báo cáo Trưởng phòng, 01 ngày làm việc thì phải báo cáo Phó Vụ trưởng phụ trách và trên 01 ngày làm việc thì phải báo cáo Vụ trưởng và chỉ được nghỉ khi được sự đồng ý của cấp trên.
Theo quy định nêu trên thì Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của phòng, được Trưởng phòng giao phụ trách một số công việc cụ thể của phòng, thay mặt Trưởng phòng giải quyết công việc được phân công, đồng thời chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, lãnh đạo Vụ và trước pháp luật về công việc đó.
Khi Trưởng phòng đi vắng, một Phó Trưởng phòng được uỷ quyền điều hành công việc của phòng và có trách nhiệm báo cáo Trưởng phòng về những công việc đã giải quyết.
- Phối hợp với Phó Trưởng phòng khác trong phòng giải quyết công việc có liên quan; báo cáo với Trưởng phòng những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các Phó Trưởng phòng.
- Thay mặt Trưởng phòng trong việc quan hệ và phối hợp công tác với các phòng thuộc Vụ Pháp chế trong lĩnh vực được phân công phụ trách hoặc theo yêu cầu của Trưởng phòng.
- Trường hợp vắng mặt vì việc riêng 1/2 ngày làm việc thì phải báo cáo Trưởng phòng, 01 ngày làm việc thì phải báo cáo Phó Vụ trưởng phụ trách và trên 01 ngày làm việc thì phải báo cáo Vụ trưởng và chỉ được nghỉ khi được sự đồng ý của cấp trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?