Có bao nhiêu phương pháp thử vô khuẩn đối với thuốc và dụng cụ y tế? Thử vô khuẩn có bắt buộc phải tiến hành trong lồng kính?
Có bao nhiêu phương pháp thử vô khuẩn đối với thuốc và dụng cụ y tế?
Nguyên tắc thực hiện phương pháp thử vô khuẩn đối với thuốc và dụng cụ y tế được quy định tại tiểu mục 1 Mục III Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1023:1991 về Thuốc và dụng cụ y tế - Phương pháp thử vô khuẩn như sau:
Phương pháp thử
1. Nguyên tắc: Nếu vi khuẩn, nấm mốc, nấm men được cấy vào môi trường có chất dinh dưỡng và nước, được giữ ở điều kiện nhiệt độ thích hợp thì chúng sẽ phát triển. Sự có mặt của chúng làm cho môi trường biến đổi trạng thái từ trong sang đục, hoặc có váng trên bề mặt hoặc có cặn lắng ở đáy môi trường.
Có 2 phương pháp thử. Phương pháp màng lọc (phương pháp trọng tài) và phương pháp cấy trực tiếp. Khi tiến hành thử phải làm sạch bề ngoài của ống (chai, lọ, bình …) đựng chế phẩm bằng một chất sát khuẩn thích hợp. Sau đó lấy một lượng chế phẩm đủ dùng theo quy định, cấy trực tiếp vào các môi trường (nếu theo phương pháp cấy trực tiếp) hoặc lọc qua các màng lọc (nếu theo phương pháp màng lọc) sau khi đã được hoà loãng thích hợp, rồi cắt màng lọc thành miếng nhỏ đem nhúng vào môi trường. ủ môi trường trong thời gian quy định.
...
Theo đó, phương pháp thử vô khuẩn đối với thuốc và dụng cụ y tế được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
Nếu vi khuẩn, nấm mốc, nấm men được cấy vào môi trường có chất dinh dưỡng và nước, được giữ ở điều kiện nhiệt độ thích hợp thì chúng sẽ phát triển. Sự có mặt của chúng làm cho môi trường biến đổi trạng thái từ trong sang đục, hoặc có váng trên bề mặt hoặc có cặn lắng ở đáy môi trường.
Có 2 phương pháp thử vô khuẩn đối với thuốc và dụng cụ y tế, đó là:
- Phương pháp màng lọc (phương pháp trọng tài).
- Phương pháp cấy trực tiếp.
Khi tiến hành thử phải làm sạch bề ngoài của ống (chai, lọ, bình …) đựng chế phẩm bằng một chất sát khuẩn thích hợp. Sau đó lấy một lượng chế phẩm đủ dùng theo quy định, cấy trực tiếp vào các môi trường (nếu theo phương pháp cấy trực tiếp) hoặc lọc qua các màng lọc (nếu theo phương pháp màng lọc) sau khi đã được hoà loãng thích hợp, rồi cắt màng lọc thành miếng nhỏ đem nhúng vào môi trường. ủ môi trường trong thời gian quy định.
Có bao nhiêu phương pháp thử vô khuẩn đối với thuốc và dụng cụ y tế? Thử vô khuẩn có bắt buộc phải tiến hành trong lồng kính? (Hình từ Internet)
Phương pháp thử vô khuẩn đối với thuốc và dụng cụ y tế có bắt buộc phải tiến hành trong lồng kính?
Phương pháp thử vô khuẩn đối với thuốc và dụng cụ y tế được quy định tại Mục I Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1023:1991 về Thuốc và dụng cụ y tế - Phương pháp thử vô khuẩn như sau:
Yêu cầu chung
Thử vô khuẩn phải được tiến hành trong lồng kính hoặc trong buồng thổi không khí vô khuẩn để tránh ô nhiễm thêm. Trong quá trình thử, mẫu không được tiếp xúc với các tác nhân có ảnh hưởng đến vi khuẩn, nấm mốc, nấm men có trong mẫu kiểm tra (tia tử ngoại, chất sát khuẩn, nhiệt độ…). Các dụng cụ, dung môi, môi trường phải được tiệt khuẩn trước khi dùng.
Theo đó, thử vô khuẩn phải được tiến hành trong lồng kính hoặc trong buồng thổi không khí vô khuẩn để tránh ô nhiễm thêm.
Chuẩn bị môi trường và dung môi để thử vô khuẩn đối với thuốc và dụng cụ y tế như thế nào?
Môi trường và dung môi để thử vô khuẩn đối với thuốc và dụng cụ y tế được quy định tại tiểu mục 2 Mục III Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1023:1991 về Thuốc và dụng cụ y tế - Phương pháp thử vô khuẩn như sau:
Phương pháp thử
...
2 Chuẩn bị môi trường và dung môi
2.1 Môi trường để phát hiện vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí
− Môi trường thioglycolat có thạch (dùng cho thử nghiệm những chế phẩm lỏng và trong);
− Môi trường thioglycolat không có thạch (dùng cho thử nghiệm những chế phẩm đặc hoặc sền sệt dạng cao).
2.2 Môi trường Soybean-casein để phát hiện vi khuẩn hiếu khí và nấm mốc.
Cả 2 loại môi trường trên phải được pha chế và được kiểm tra chất lượng theo đúng quy định tại Phụ lục.
2.3 Dung môi dùng để hoà loãng khi những chế phẩm thử không ở dạng dung dịch lỏng. Chỉ được dùng làm dung môi hoà loãng bất kỳ một chất lỏng nào không có tính kháng khuẩn và không tác động đến độ xốp của màng lọc. Th−ờng dùng các dung môi sau đây:
− Dung môi A: hoà tan 1 g pepton vào nước cho vừa đủ 1 lít. Lọc (hoặc ly tâm) cho trong. Điều chỉnh pH = 7,1 ± 0,1. Đựng vào nhiều bình, mỗi bình khoảng 100 ml. Hấp ở 121 OC trong 18 phút đến 20 phút;
− Dung môi B: như dung môi A nhưng cho thêm 1 ml polysorbat 80 cho 1 lít dung môi, dùng để hoà loãng những chế phẩm thử có leucithin.
2.4 Chất nhũ hoá isopropyl myristat dùng cho những chế phẩm dạng dầu hay dung dịch dầu.
...
Theo đó, môi trường và dung môi để thử vô khuẩn đối với thuốc và dụng cụ y tế được chuẩn bị như sau:
- Môi trường để phát hiện vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí
+ Môi trường thioglycolat có thạch (dùng cho thử nghiệm những chế phẩm lỏng và trong);
+ Môi trường thioglycolat không có thạch (dùng cho thử nghiệm những chế phẩm đặc hoặc sền sệt dạng cao).
- Môi trường Soybean-casein để phát hiện vi khuẩn hiếu khí và nấm mốc.
Cả 2 loại môi trường trên phải được pha chế và được kiểm tra chất lượng theo đúng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1023:1991 về Thuốc và dụng cụ y tế - Phương pháp thử vô khuẩn.
- Dung môi dùng để hoà loãng khi những chế phẩm thử không ở dạng dung dịch lỏng. Chỉ được dùng làm dung môi hoà loãng bất kỳ một chất lỏng nào không có tính kháng khuẩn và không tác động đến độ xốp của màng lọc. Thường dùng các dung môi sau đây:
+ Dung môi A: hoà tan 1 g pepton vào nước cho vừa đủ 1 lít. Lọc (hoặc ly tâm) cho trong. Điều chỉnh pH = 7,1 ± 0,1. Đựng vào nhiều bình, mỗi bình khoảng 100 ml. Hấp ở 121 OC trong 18 phút đến 20 phút;
+ Dung môi B: như dung môi A nhưng cho thêm 1 ml polysorbat 80 cho 1 lít dung môi, dùng để hoà loãng những chế phẩm thử có leucithin.
- Chất nhũ hoá isopropyl myristat dùng cho những chế phẩm dạng dầu hay dung dịch dầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?