Có bao nhiêu phương thức chuyển dữ liệu điện tử dùng trong việc quản lý chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?

Cho tôi hỏi dữ liệu điện tử dùng trong việc quản lý chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là loại dữ liệu điện tử nào? Có bao nhiêu phương thức chuyển dữ liệu điện tử dùng trong việc quản lý chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, cơ sở khám chữa bệnh được chọn bao nhiêu phương thức? Việc chuyển dữ liệu được thực hiện tại thời điểm nào? Câu hỏi của anh Khang từ TP.HCM

Dữ liệu điện tử dùng trong việc quản lý chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là loại dữ liệu điện tử nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 48/2017/TT-BYT quy định về dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra như sau:

Dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra trong quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Dữ liệu điện tử sử dụng trong quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế gồm: dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra.
2. Dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra được xây dựng trên cơ sở và phải thực hiện đúng quy định của Bộ mã Danh mục dùng chung do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, đáp ứng được việc kết nối, liên thông dữ liệu điện tử để phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
3. Định dạng dữ liệu điện tử:
a) Sử dụng ngôn ngữ XML để định dạng dữ liệu điện tử; sử dụng bảng mã UTF-8 để biểu diễn các chữ cái trong bộ ký tự Unicode.
b) Mỗi file XML có thể chứa một hoặc nhiều hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, trong đó mỗi hồ sơ có thông tin của một đợt khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh, bao gồm cả trường hợp người bệnh có hai thẻ bảo hiểm tế trở lên trong một đợt khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, dữ liệu điện tử sử dụng trong quản lý chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế gồm: dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra.

Dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra được xây dựng trên cơ sở và phải thực hiện đúng quy định của Bộ mã Danh mục dùng chung do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, đáp ứng được việc kết nối, liên thông dữ liệu điện tử để phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Dữ liệu sử dụng ngôn ngữ XML để định dạng dữ liệu điện tử; sử dụng bảng mã UTF-8 để biểu diễn các chữ cái trong bộ ký tự Unicode.

Mỗi file XML có thể chứa một hoặc nhiều hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, trong đó mỗi hồ sơ có thông tin của một đợt khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh, bao gồm cả trường hợp người bệnh có hai thẻ bảo hiểm tế trở lên trong một đợt khám bệnh, chữa bệnh.

Có bao nhiêu phương thức chuyển dữ liệu điện tử dùng trong việc quản lý chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 48/2017/TT-BYT quy định về phương thức chuyển dữ liệu điện tử như sau:

Phương thức chuyển dữ liệu điện tử
1. Phương thức chuyển dữ liệu điện tử gồm:
a) Phương thức 1: Kết nối bằng web service;
b) Phương thức 2: Đồng bộ dữ liệu điện tử từ phần mềm máy trạm:
c) Phương thức 3: Nhập dữ liệu trực tiếp;
d) Phương thức 4: Truyền file FTP (File Transfer Protocol).
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quyền lựa chọn một trong các phương thức chuyển dữ liệu điện tử quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải bảo đảm tính chính xác của dữ liệu và có cùng kết quả của dữ liệu đầu ra.

Theo đó, có tổng cộng 04 phương thức chuyển dữ liệu điện tử quản lý chi phí khám chữa bệnh:

- Phương thức 1: Kết nối bằng web service;

- Phương thức 2: Đồng bộ dữ liệu điện tử từ phần mềm máy trạm:

- Phương thức 3: Nhập dữ liệu trực tiếp;

- Phương thức 4: Truyền file FTP (File Transfer Protocol).

Cơ sở khám chữa bệnh được quyền lựa chọn một trong các phương thức chuyển dữ liệu điện tử theo quy định pháp luật nhưng phải bảo đảm tính chính xác của dữ liệu và có cùng kết quả của dữ liệu đầu ra.

Có bao nhiêu phương thức chuyển dữ liệu điện tử dùng trong việc quản lý chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?

Có bao nhiêu phương thức chuyển dữ liệu điện tử dùng trong việc quản lý chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế? (Hình từ Internet)

Việc chuyển dữ liệu điện tử để phục vụ quản lý khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế phải được thực hiện tại thời điểm nào?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 48/2017/TT-BYT quy định về thời điểm gửi dữ liệu điện tử để phục vụ quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Trình tự gửi dữ liệu điện tử và phản hồi việc tiếp nhận dữ liệu điện tử để phục vụ quản lý khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Thời điểm gửi dữ liệu điện tử để phục vụ quản lý khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi dữ liệu điện tử lên Cổng Tiếp nhận dữ liệu Hệ thống Thông tin giám định bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi tắt là Cổng Thông tin giám định bảo hiểm y tế) ngay sau khi kết thúc lần khám bệnh hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú hoặc kết thúc đợt điều trị nội trú đối với người bệnh, trừ các trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Phản hồi việc tiếp nhận dữ liệu điện tử để phục vụ quản lý khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
a) Ngay khi nhận được thông tin do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kiểm tra tình trạng, thông tin thẻ bảo hiểm y tế của người đến khám bệnh, chữa bệnh, Cổng Thông tin giám định bảo hiểm y tế phải phản hồi thông tin về tình trạng, thông tin thẻ bảo hiểm y tế của người đó, đồng thời cung cấp đầy đủ lịch sử khám bệnh, chữa bệnh của người đó với các thông tin tối thiểu, bao gồm: thời gian khám bệnh, chữa bệnh, các bệnh chính mắc phải và các bệnh kèm theo (nếu có) theo mã bệnh ICD-10 hoặc mã bệnh y học cổ truyền, tình trạng khám chữa bệnh trong vòng 06 (sáu) tháng gần nhất.
b) Sau khi nhận được dữ liệu điện tử thông tin của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc kết thúc lần khám bệnh hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú hoặc kết thúc đợt điều trị nội trú đối với người bệnh, Cổng Thông tin giám định bảo hiểm y tế phải thông báo để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh biết việc đã tiếp nhận được dữ liệu điện tử đó.
3. Việc chuyển dữ liệu điện tử sau khi kết thúc lần khám bệnh ngoại trú hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú hoặc kết thúc đợt điều trị nội trú của người bệnh đó đến Cổng Thông tin giám định bảo hiểm y tế để phục vụ quản lý khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không phải thực hiện xác thực dữ liệu điện tử.

Như vậy, cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu điện tử lên Cổng Tiếp nhận dữ liệu Hệ thống Thông tin giám định bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngay sau khi kết thúc lần khám bệnh hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú hoặc kết thúc đợt điều trị nội trú đối với người bệnh,

Bảo hiểm y tế Tải trọn bộ các văn bản quy định về Bảo hiểm y tế hiện hành
Khám chữa bệnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khám lại theo yêu cầu điều trị, có giấy hẹn khám lại? Mẫu giấy hẹn khám lại bảo hiểm y tế mới nhất?
Pháp luật
Cập nhật bảng giá các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng phương pháp vô cảm gây tê mới nhất chuẩn Thông tư 21?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tổng hợp Tình hình chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN là mẫu nào? Hướng dẫn chi tiết cách ghi?
Pháp luật
Tải về Danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh theo Thông tư 23 mới nhất? Tải về file word?
Pháp luật
Chăm sóc người bệnh cấp 1 được quy định như thế nào? Phân cấp chăm sóc người bệnh dựa trên cơ sở gì?
Pháp luật
Cựu chiến binh được hưởng chế độ bảo hiểm y tế 100% thì có được miễn đóng bảo hiểm y tế ở công ty không? Nếu không được thì mức đóng bảo hiểm y tế thực hiện thế nào?
Pháp luật
Cơ sở khám bệnh chữa bệnh cần phải đáp ứng các điều kiện chung như thế nào để được cấp Giấy phép hoạt động?
Pháp luật
Đã có Thông tư 22 2024 TT BYT quy định về mức thanh toán chi phí trực tiếp cho người có thẻ BHYT?
Pháp luật
Nhà nước hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho gia đình làm nông lâm ngư nghiệp không? Mức hưởng bảo hiểm y tế của hộ gia đình nông lâm ngư nghiệp là bao nhiêu?
Pháp luật
Cách xác định giá dịch vụ khám chữa bệnh theo phương pháp chi phí áp dụng từ ngày 17 10 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm y tế
1,572 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm y tế Khám chữa bệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm y tế Xem toàn bộ văn bản về Khám chữa bệnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào