Có bao nhiêu phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh?
- Có bao nhiêu phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh?
- Việc áp dụng phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Biên bản hoài giải trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh gồm những nội dung gì?
Có bao nhiêu phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh?
Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức (theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010).
Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Điều 30 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 như sau:
Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
1. Tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được giải quyết thông qua:
a) Thương lượng;
b) Hòa giải;
c) Trọng tài;
d) Tòa án.
2. Không được thương lượng, hòa giải trong trường hợp tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng.
Theo đó, có tất cả 04 phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, gồm:
- Thương lượng;
- Hòa giải;
- Trọng tài;
- Tòa án.
Lưu ý: Không được thương lượng, hòa giải trong trường hợp tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng.
Có bao nhiêu phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh? (hình từ internet)
Việc áp dụng phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Theo Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có quyền thỏa thuận lựa chọn bên thứ ba là cá nhân hoặc tổ chức hòa giải để thực hiện việc hòa giải.
Dẫn chiếu đến Điều 34 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh như sau:
Nguyên tắc thực hiện hòa giải
1. Bảo đảm khách quan, trung thực, thiện chí, không được ép buộc, lừa dối.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải, các bên tham gia hòa giải phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến việc hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Theo quy định này thì việc áp dụng phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm khách quan, trung thực, thiện chí, không được ép buộc, lừa dối.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải, các bên tham gia hòa giải phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến việc hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Biên bản hoài giải trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh gồm những nội dung gì?
Biên bản hoài giải trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh gồm những nội dung được nêu tại Điều 36 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, cụ thể như sau:
Biên bản hòa giải
1. Biên bản hòa giải phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải;
b) Các bên tham gia hòa giải;
c) Nội dung hòa giải;
d) Thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải;
đ) Ý kiến của các bên tham gia hòa giải;
e) Kết quả hòa giải;
g) Thời hạn thực hiện kết quả hòa giải thành.
2. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của các bên tham gia hòa giải và chữ ký xác nhận của tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải.
Như vậy, biên bản hoài giải trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh gồm những nội dung sau:
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải;
- Các bên tham gia hòa giải;
- Nội dung hòa giải;
- Thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải;
- Ý kiến của các bên tham gia hòa giải;
- Kết quả hòa giải;
- Thời hạn thực hiện kết quả hòa giải thành.
Lưu ý: tổ chức hòa giải có các trách nhiệm được nêu tại Điều 33 Nghị định 99/2011/NĐ-CP, cụ thể gồm:
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật.
- Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên; không được đe dọa, cưỡng ép các bên trong quá trình hòa giải.
- Đảm bảo bí mật thông tin liên quan đến nội dung hòa giải và các thông tin khác của các bên tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Không được lợi dụng việc hòa giải để gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hòa giải.
- Không được hòa giải trong trường hợp tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng hoặc có dấu hiệu cấu thành tội phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?