Có bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ nhằm phục vụ dinh dưỡng cho nhân dân hay không?
- Có bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ nhằm phục vụ dinh dưỡng cho nhân dân hay không?
- Kết quả thẩm định giá có phải là căn cứ xác định khung giá đền bù khi bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng hay không?
- Quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng bị hủy bỏ khi nào?
Có bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ nhằm phục vụ dinh dưỡng cho nhân dân hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định 79/2023/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
1. Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ gồm:
a) Việc sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, ô nhiễm môi trường trên diện rộng;
b) Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong 12 tháng (trừ trường hợp bất khả kháng) đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng;
c) Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
2. Trường hợp sử dụng giống cây trồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo công khai nhu cầu về giống gồm: tên giống cây trồng, mục đích, lượng giống cần sử dụng, phạm vi, thời gian đáp ứng mục đích chuyển giao và thời hạn nộp hồ sơ đăng ký để tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng giống cây trồng đăng ký.
Như vậy, trong trường hợp sử dụng giống cây trong phục vụ nhu cầu dinh dưỡng cho nhân dân thuộc trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo công khai nhu cầu dinh dưỡng cho nhân dân về giống gồm những nội dung sau:
- Tên giống cây trồng;
- Mục đích, lượng giống cần sử dụng;
- Phạm vi, thời gian đáp ứng mục đích chuyển giao;
- Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký để tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng giống cây trồng đăng ký.
Lưu ý: Việc sử dụng giống cây trồng phục vụ cho dinh dương của nhân dân với mục đích công cộng, phi thương mại.
Có bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ nhằm phục vụ dinh dưỡng cho nhân dân hay không? (Hình từ Internet)
Kết quả thẩm định giá có phải là căn cứ xác định khung giá đền bù khi bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 79/2023/NĐ-CP như sau:
Khung giá đền bù đối với việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện thuê doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện thẩm định giá đối với giống cây trồng bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng theo pháp luật hiện hành. Kết quả thẩm định giá được sử dụng làm một trong những căn cứ để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định khung giá đền bù đối với giống cây trồng bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng.
Trong trường hợp không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định giá để xác định khung giá đền bù đối với giống cây trồng bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng.
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện thuê doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện thẩm định giá đối với giống cây trồng bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng nhằm phục vụ nhu cầu dinh dưỡng cho nhân dân và kết quả thẩm định giá được sử dụng làm một trong những căn cứ để xác định khung giá đền bù đối với giống cây trồng bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng.
Trong trường hợp không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định giá để xác định khung giá đền bù đối với giống cây trồng bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng.
Quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng bị hủy bỏ khi nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 24 Nghị định 79/2023/NĐ-CP về sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ như sau:
Sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
1. Quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng:
a) Được sửa đổi khi điều kiện ban hành quyết định chuyển giao bắt buộc đã thay đổi;
b) Bị đình chỉ khi điều kiện ban hành quyết định chuyển giao bắt buộc không còn tồn tại;
c) Bị hủy bỏ khi có căn cứ chứng minh quyết định chuyển giao bắt buộc là trái quy định pháp luật.
...
Như vậy, quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng bị hủy bỏ khi có căn cứ chứng minh quyết định chuyển giao bắt buộc là trái quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?