Có bắt buộc người sử dụng lao động phải chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc không?
- Có bắt buộc người sử dụng lao động phải chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc không?
- Người lao động có thể khiếu nại đến Cơ quan Nhà nước nào khi công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội?
- Mức phạt khi công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động được pháp luật quy định như thế nào?
Có bắt buộc người sử dụng lao động phải chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 về vấn đề xác nhận và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động:
"Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả."
Theo đó, khi người lao động nghỉ việc, công ty có trách nhiệm xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Nếu sổ bảo hiểm xã hội không được chốt, thì sau này bạn sẽ không được chi trả bất cứ chế độ gì của bảo hiểm xã hội.
Chính vì vậy, trước kia bạn nghỉ việc mà không lấy sổ nên giờ bạn phải quay về công ty cũ để yêu cầu công ty chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, việc xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội là trách nhiệm của công ty khi người lao động nghỉ việc. Pháp luật chỉ cho phép người lao động được tự đi chốt sổ bảo hiểm trong trường hợp công ty phá sản. Do đó, trong trường hợp này, bạn không thể tự mình chốt sổ bảo hiểm xã hội.
Người lao động có thể khiếu nại đến Cơ quan Nhà nước nào khi công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội?
Căn cứ khoản 1 Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về vấn đề khiếu nại khi công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động như sau:
"Điều 118. Khiếu nại về bảo hiểm xã hội
1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người sử dụng lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình."
Theo đó, nếu công ty không chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn, bạn có thể khiếu nại đến Sở lao động thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết.
Sổ bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Mức phạt khi công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
"Điều 41. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
[...]
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng; không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực;
b) Không lập danh sách người lao động hoặc không lập hồ sơ hoặc không nộp hồ sơ đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 Điều 110, khoản 2 Điều 112 của Luật Bảo hiểm xã hội; khoản 1 Điều 59, khoản 1 Điều 60 của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
c) Không giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa;
d) Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội.
[...]"
Như vậy, nếu công ty không xác nhận và trả sổ bảo hiểm xã hội thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính 2.000.000 đến 4.000.000 đồng khi vi phạm đối với một người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
Lưu ý mức phạt này áp dụng đối người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm, nếu người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi (theo Điều 6 Nghị định 12 này).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?