Có bắt buộc phải bố trí hai bục trong phòng xử án và giải quyết các vụ việc có người chưa thành niên tham gia tố tụng hay không?
- Phòng xử án và giải quyết các vụ việc có người chưa thành niên tham gia tố tụng được quy định như thế nào?
- Có bắt buộc phải bố trí hai bục trong phòng xử án và giải quyết các vụ việc có người chưa thành niên tham gia tố tụng hay không?
- Vị trí phòng xử án và giải quyết các vụ việc có người chưa thành niên tham gia tố tụng được bố trí như thế nào?
Phòng xử án và giải quyết các vụ việc có người chưa thành niên tham gia tố tụng được quy định như thế nào?
Có bắt buộc phải bố trí hai bục trong phòng xử án và giải quyết các vụ việc có người chưa thành niên tham gia tố tụng hay không? (Hình từ internet)
Theo Điều 6 Thông tư 01/2017/TT-TANDTC quy định phòng xử án và giải quyết các vụ việc có người chưa thành niên tham gia tố tụng như sau:
- Vị trí của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong phòng xử án được bố trí trên cùng một mặt phẳng, sắp xếp theo hình thức bàn tròn; tường trong phòng xử án có màu xanh.
Người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng tại phiên tòa được ngồi cạnh người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
- Bàn, ghế trong phòng xử án được thiết kế theo kiểu dáng bàn, ghế văn phòng.
- Ngoài các quy định tại điều này, phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên phải bảo đảm quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư 01/2017/TT-TANDTC.
Có bắt buộc phải bố trí hai bục trong phòng xử án và giải quyết các vụ việc có người chưa thành niên tham gia tố tụng hay không?
Theo Điều 4 Thông tư 01/2017/TT-TANDTC quy định như sau:
Hình thức phòng xử án
1. Phòng xử án phải được bố trí Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên nền ốp gỗ ở chính giữa, phía sau và ở trên vị trí của Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp.
2. Phòng xử án được bố trí hai bục, trừ phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên. Vị trí của Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp ở trên bục cao nhất; bục thứ hai là vị trí của những người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tòa, phiên họp.
3. Phòng xử án phải bảo đảm không gian để tiến hành phiên tòa, phiên họp và hàng rào ngăn cách giữa khu vực của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng với khu vực của người tham dự phiên tòa, phiên họp; phải bố trí lối đi riêng của Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp; lối đi của những người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp; tường trong phòng xử án có nền màu vàng.
4. Sơ đồ vị trí của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong phòng xử án được thực hiện theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Trường hợp xét xử lưu động thì phòng xử án phải bố trí Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên phông nền màu xanh ở chính giữa, phía sau và ở trên vị trí của Hội đồng xét xử. Bàn của những người tiến hành tố tụng được phủ khăn có màu giống với màu phông nền.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì phòng xử án và giải quyết các vụ việc có người chưa thành niên tham gia tố tụng không phải bắt buộc phải bố trí hai bục.
Vị trí của Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp ở trên bục cao nhất; bục thứ hai là vị trí của những người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tòa, phiên họp.
Vị trí phòng xử án và giải quyết các vụ việc có người chưa thành niên tham gia tố tụng được bố trí như thế nào?
Theo khoản 3, khoản 4 Điều 4 Thông tư 01/2017/TT-TANDTC quy định như sau:
Hình thức phòng xử án
…
3. Phòng xử án phải bảo đảm không gian để tiến hành phiên tòa, phiên họp và hàng rào ngăn cách giữa khu vực của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng với khu vực của người tham dự phiên tòa, phiên họp; phải bố trí lối đi riêng của Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp; lối đi của những người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp; tường trong phòng xử án có nền màu vàng.
4. Sơ đồ vị trí của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong phòng xử án được thực hiện theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Trường hợp xét xử lưu động thì phòng xử án phải bố trí Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên phông nền màu xanh ở chính giữa, phía sau và ở trên vị trí của Hội đồng xét xử. Bàn của những người tiến hành tố tụng được phủ khăn có màu giống với màu phông nền.
Theo đó, phòng xử án phải bảo đảm không gian để tiến hành phiên tòa, phiên họp và hàng rào ngăn cách giữa khu vực của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng với khu vực của người tham dự phiên tòa, phiên họp; phải bố trí lối đi riêng của Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp; lối đi của những người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp; tường trong phòng xử án có nền màu vàng.
Sơ đồ vị trí của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong phòng xử án được thực hiện theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 01/2017/TT-TANDTC, cụ thể:
Mô tả:
(1) Vị trí của Hội đồng xét xử (Hội đồng giải quyết việc dân sự hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp) được bố trí ở giữa, phía dưới Quốc huy;
(2) Vị trí của Thư ký phiên tòa, phiên họp được bố trí phía trước, bên phải của Hội đồng xét xử (Hội đồng giải quyết việc dân sự hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp);
(3) Vị trí của người phiên dịch, dịch thuật được bố trí ngang hàng vị trí của Thư ký phiên tòa, phiên họp phía bên trái của Hội đồng xét xử (Hội đồng giải quyết việc dân sự hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp);
(4) (5) Vị trí của đại diện Viện kiểm sát và vị trí của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được bố trí đối diện với nhau, ở phía dưới vị trí của Thư ký phiên tòa, phiên họp và vị trí của người phiên dịch, dịch thuật;
(6) (7) Vị trí của bị cáo hoặc đương sự là người dưới 18 tuổi, đại diện người dưới 18 tuổi và những người tham gia tố tụng khác (tham gia tố tụng khác gồm nguyên đơn, bị đơn, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan...) được bố trí phía dưới vị trí của đại diện Viện kiểm sát và vị trí của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
(8) Vị trí hàng rào đặt giữa khu vực của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng với người tham dự phiên tòa, phiên họp;
(9) (10) Vị trí của người tham dự phiên tòa, phiên họp được bố trí ngay sau hàng rào theo sự điều hành của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp;
(11) (12) Vị trí của Cảnh sát bảo vệ phiên tòa, phiên họp được bố trí ngay sau vị trí của người tham dự phiên tòa, phiên họp theo sự điều hành của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp;
(13) (14) Vị trí của phóng viên, nhà báo được bố trí sau cùng của phòng xử án theo sự điều hành của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?