Có bắt buộc phải có Chứng chỉ hành nghề dược đối với người phụ trách về bảo đảm chất lượng của nguyên liệu làm thuốc không?
- Bảo mật thông tin người bệnh có phải là nguyên tắc đạo đức đối với người hành nghề dược hay không?
- Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của nguyên liệu làm thuốc có cần phải có Chứng chỉ hành nghề dược không?
- Có bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược trong trường hợp cho thuê chứng chỉ hành nghề hay không?
Bảo mật thông tin người bệnh có phải là nguyên tắc đạo đức đối với người hành nghề dược hay không?
Căn cứ theo Nguyên tắc đạo đức hành nghề dược ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BYT quy định 07 nguyên tắc đạo đức đối với người hành nghề dược.
Theo thông tư này, các nguyên tắc hành nghề dược bao gồm:
(1) Tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến hành nghề dược
(2) Rèn luyện, tu dưỡng bản thân
(3) Trách nhiệm nghề nghiệp
(4) Bảo mật thông tin người bệnh
(5) Quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của người hành nghề dược
(6) Quan hệ với người thực hành chuyên môn về dược
(7) Quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan
Như vậy, bảo mật thông tin người bệnh có phải là một trong bảy nguyên tắc đạo đức đối với người hành nghề dược.
Theo quy định tại Điều 4 Nguyên tắc đạo đức hành nghề dược ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BYT quy định về bảo mật thông tin người bệnh cụ thể như sau:
Bảo mật thông tin người bệnh
1. Phải tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh, bí mật liên quan đến bệnh tật người bệnh.
2. Thông tin về sức khỏe và đời tư của người bệnh chỉ được phép công bố trong trường hợp được người bệnh đồng ý hoặc các trường hợp khác được pháp luật cho phép.
Theo đó, người hành nghề dược phải tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh, bí mật liên quan đến bệnh tật người bệnh. Chỉ được phép công bố thông tin về sức khỏe và đời tư của người bệnh khi được người bệnh đồng ý hoặc các trường hợp khác được pháp luật cho phép.
Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của nguyên liệu làm thuốc có cần phải có Chứng chỉ hành nghề dược không? (Hình từ Internet).
Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của nguyên liệu làm thuốc có cần phải có Chứng chỉ hành nghề dược không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Dược 2016 có quy định về vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược cụ thể như sau:
Vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược
1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
2. Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
3. Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, theo quy định nêu trên, những vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược, bao gồm:
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
- Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
- Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, người phụ trách về bảo đảm chất lượng của nguyên liệu làm thuốc cần phải có Chứng chỉ hành nghề dược.
Có bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược trong trường hợp cho thuê chứng chỉ hành nghề hay không?
Căn cứ theo Điều 28 Luật Dược 2016 quy định các trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dược cụ thể như sau:
Các trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược
1. Chứng chỉ hành nghề dược được cấp không đúng thẩm quyền.
2. Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược đề nghị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược của mình.
3. Chứng chỉ hành nghề dược bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
4. Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
5. Cá nhân có từ 02 Chứng chỉ hành nghề dược trở lên.
6. Người có chứng chỉ hành nghề cho thuê, cho mượn, thuê, mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược.
7. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược không đáp ứng một trong các điều kiện được cấp Chứng chỉ hành nghề dược quy định tại Điều 13 hoặc khoản 2 Điều 14 của Luật này.
8. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược mà không hành nghề trong thời gian 12 tháng liên tục.
9. Người hành nghề dược không có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất.
10. Vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề dược gây hậu quả đến tính mạng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
11. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước Chứng chỉ hành nghề dược từ 02 lần trở lên đối với một hành vi vi phạm.
Như vậy, theo quy định nêu trên, các trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề bao gồm các trường hợp nêu trên.
Trong đó, hành vi cho thuê chứng chỉ hành nghề dược thuộc các trường hợp bị thu hồi, do đó cá nhân nào có hành cho thuê chứng chỉ hành nghề dược sẽ bị thu hồi theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?