Có bắt buộc tất cả thành viên gia đình đều phải tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình hay không?
Có bắt buộc tất cả thành viên gia đình đều phải tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 37 Luật Cư trú 2020 quy định về hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế như sau:
Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là hộ gia đình) là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.
Tại khoản 7 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế của thành viên hộ gia đình như sau:
Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Luật này phải tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:
- Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;
- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Mặt khác, tại khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định các thành viên trong hộ gia đình nếu thuộc trường hợp đã tham gia bao hiểm y tế theo các trường hợp sau thì không phải đóng theo hộ gia đình, cụ thể như sau:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
- Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng
- Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
- Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
Căn cứ các quy định trên, ta thấy toàn bộ thành viên trong hộ gia đình có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định. Trường hợp thành viên hộ gia đình chưa tham gia bảo hiểm y tế và không thuộc các nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đã nêu trên thì phải tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình. Như vậy, việc tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình không bắt buộc tất cả thành viên đều phải tham gia theo hình thức này, nếu thành viên đã tham gia bảo hiểm y tế theo các hình thức khác thì không phải tham gia theo hộ gia đình nữa.
Tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình
Tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình cần chuẩn bị những loại hồ sơ nào?
Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình thực hiện theo quy định tại tiểu mục 1.1 Mục 1 Công văn 3170/BHXH-BT năm 2015, như sau:
Hộ gia đình kê khai đầy đủ, chính xác toàn bộ thành viên trong hộ gia đình vào Danh sách hộ gia đình tham gia BHYT (Mẫu DK01), trong đó ghi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào Cột 8 và nộp tiền đóng BHYT tại Đại lý thu hoặc tại BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là BHXH huyện).
Tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình thực hiện thủ tục như thế nào và ở đâu?
Tại Mục 1 Công văn 3170/BHXH-BT năm 2015 quy định về thủ tục tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình như sau:
Trong thời gian Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND xã) chưa lập xong danh sách kê khai tham gia BHYT, khi hộ gia đình tham gia BHYT:
- Hộ gia đình
+ Kê khai đầy đủ, chính xác toàn bộ thành viên trong hộ gia đình vào Danh sách hộ gia đình tham gia BHYT (Mẫu DK01), trong đó ghi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào Cột 8 và nộp tiền đóng BHYT tại Đại lý thu hoặc tại BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là BHXH huyện).
+ Nhận thẻ BHYT từ Đại lý thu hoặc BHXH huyện theo quy định.
+ Sau khi tham gia BHYT nếu có thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu hoặc cải chính về nhân thân... thì lập Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK01-TS) gửi Đại lý thu hoặc BHXH huyện để điều chỉnh kịp thời.
- Đại lý thu
+ Hướng dẫn hộ gia đình kê khai đầy đủ, chính xác toàn bộ thành viên trong hộ gia đình vào Mẫu DK01; lập Danh sách tham gia BHYT của đối tượng tự đóng (Mẫu DK04), thu tiền đóng BHYT gửi BHXH huyện;
+ Nhận, trả thẻ BHYT cho người tham gia đúng quy định.
+ Nhận Mẫu TK01-TS của người tham gia BHYT gửi BHXH huyện
- BHXH huyện
+ Nhận Mẫu DK04, thu tiền đóng của người tham gia do Đại lý thu chuyển đến. Trường hợp hộ gia đình tham gia trực tiếp tại BHXH huyện thì hướng dẫn Hộ gia đình kê khai Mẫu DK01, thu tiền đóng BHYT và lập Mẫu DK04.
+ Nhận Mẫu TK01-TS của người tham gia BHYT.
+ Thực hiện thu, cấp, trả thẻ BHYT cho Đại lý thu hoặc hộ gia đình đúng thời gian quy định.
+ Khi UBND xã thực hiện xong việc lập danh sách hộ gia đình tham gia BHYT thì tiến hành kiểm tra, đối chiếu số người trong hộ đã tham gia BHYT từ ngày 15/9/2015 đến hết tháng 12/2015. Trường hợp còn thành viên trong hộ gia đình chưa tham gia thì chuyển danh sách cho Đại lý thu để tiếp tục vận động tham gia BHYT theo quy định.
Theo đó, ta thấy về nơi đăng ký tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình theo quy định gồm có:
- Cơ quan Bảo hiểm xã hội xã/phường/thị trấn nơi cư trú
- Đại lý thu bảo hiểm xã hội.
Và thủ tục thực hiện đăng ký bảo hiểm y tế hộ gia đình theo quy định nêu trên.
Như vậy, việc tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình không bắt buộc tất cả thành viên đều tham gia vì có trường hợp thành viên hộ gia đình sẽ tham gia bảo hiểm y tế tại cơ quan, địa điểm làm việc hoặc thuộc các đối tượng được hưởng hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước thì không phải tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình nữa. Khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, thành viên hộ gia đình cần thực hiện đúng hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký bảo hiểm y tế hộ gia đình theo quy định tại Mục 1 Công văn 3170/BHXH-BT năm 2015 để đảm bảo các quyền lợi về bảo hiểm y tế của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?