Có bắt buộc thực hiện xong khuyến mại phải thông báo kết quả tình hình thực hiện khuyến mại không?
Chương trình khuyến mại chấm dứt thực hiện khi nào?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định về chấm dứt thực hiện chương trình khuyến mại như sau:
Thương nhân thực hiện khuyến mại không được chấm dứt việc thực hiện chương trình khuyến mại trước thời hạn đã công bố hoặc đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ các trường hợp quy định dưới đây:
- Trong trường hợp bất khả kháng, việc chấm dứt chương trình khuyến mại trước thời hạn phải được thông báo công khai tới khách hàng và cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền.
- Trong trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại hết số lượng hàng hóa, dịch vụ khuyến mại hoặc hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, phát hành hết số lượng bằng chứng xác định trúng thưởng đã công bố hoặc đã được cơ quan quản lý nhà nước xác nhận, việc chấm dứt thực hiện chương trình khuyến mại chỉ được thực hiện sau khi thương nhân thực hiện thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và phải đảm bảo đầy đủ quyền lợi khách hàng đã tham gia chương trình.
- Trong trường hợp bị cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu chấm dứt việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần chương trình khuyến mại của thương nhân, việc chấm dứt thực hiện chương trình phải được thương nhân công bố công khai theo một trong các cách thức quy định tại Điều 98 Luật thương mại, trên website của thương nhân (nếu có website) và phải đảm bảo thương nhân sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng đã tham gia chương trình khuyến mại đó; trừ trường hợp trong chương trình khuyến mại đó có sử dụng hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng để khuyến mại hoặc có sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi hoặc có sử dụng thuốc lá, rượu, thuốc chữa bệnh để khuyến mại (trừ trường hợp dùng thuốc chữa bệnh để khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc) dưới mọi hình thức. Thương nhân bị cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu chấm dứt thực hiện chương trình khuyến mại khi:
+ Vi phạm các quy định tại Điều 100 Luật thương mại và Điều 3 Nghị định này;
+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các nội dung trong thể lệ chương trình khuyến mại đã đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền."
Báo cáo tình hình khuyến mại
Có bắt buộc thực hiện xong khuyến mại phải thông báo kết quả tình hình thực hiện khuyến mại không?
Căn cứ quy định Điều 101 Luật Thương mại 2005 về thông báo kết quả khuyến mại với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại như sau:
"Điều 101. Đăng ký hoạt động khuyến mại, thông báo kết quả khuyến mại với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại
1. Trước khi thực hiện hoạt động khuyến mại, thương nhân phải đăng ký và sau khi kết thúc hoạt động khuyến mại, thương nhân phải thông báo kết quả với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký hoạt động khuyến mại và thông báo kết quả hoạt động khuyến mại của các thương nhân với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại."
Như vậy, sau khi kết thúc hoạt động khuyến mại thì thương nhân phải thông báo kết quả tình hình thực hiện khuyến mại với Sở Công Thương.
Xuất hóa đơn khuyến mại sau khi kết thúc hoạt động khuyến mại như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC) thì người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
Căn cứ Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC có quy định về việc bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn, bao gồm như sau:
"Điều 18. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn
1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”."
Như vậy, chỉ trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ khuyến mại dưới 200.000 đồng thì mới được lập bảng kê rồi cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày. Nếu không thuộc trường hợp nêu trên thi phải lập hóa đơn riêng cho từng lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?