Có bị hủy tư cách tham gia Đại hội Đảng khi đại biểu đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ không?
Có bị hủy tư cách tham gia đại hội Đảng khi đại biểu dự đại hội đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 11 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
"Điều 11.
1. Cấp uỷ triệu tập đại hội khi hết nhiệm kỳ, thông báo trước cho cấp dưới về thời gian và nội dung đại hội.
2. Cấp uỷ triệu tập đại hội quyết định số lượng đại biểu và phân bổ cho các đảng bộ trực thuộc căn cứ vào số lượng đảng viên, số lượng đảng bộ trực thuộc, vị trí quan trọng của từng đảng bộ, theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Đại biểu dự đại hội gồm các uỷ viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội và đại biểu do đại hội cấp dưới bầu.
4. Việc chỉ định đại biểu chỉ thực hiện đối với tổ chức đảng hoạt động trong điều kiện đặc biệt không thể mở đại hội để bầu cử được, theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
5. Đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra tư cách và biểu quyết công nhận. Cấp uỷ triệu tập đại hội không được bác bỏ tư cách đại biểu do đại hội cấp dưới bầu, trừ trường hợp đại biểu đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ, bị khởi tố, truy tố, tạm giam.
6. Đại hội chỉ hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba số đại biểu hoặc đảng viên được triệu tập tham dự và có ít nhất hai phần ba số tổ chức đảng trực thuộc có đại biểu tham dự.
7. Đại hội bầu đoàn chủ tịch (chủ tịch) để điều hành công việc của đại hội."
Như vậy, nếu đảng viên đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ thì không được tham dự Đại hội Đảng và sẽ bị bác bỏ tư cách đại biểu.
Đại hội Đảng (Hình từ Internet)
Ban thẩm tra tư cách đại biểu Đại hội Đảng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 12.2 Mục 12 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
"12. Điều 11, Điều 12: Các tổ chức điều hành và giúp việc đại hội
[...]
12.2. (Khoản 5, Điều 11): Ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội.
12.2.1. Thành viên của ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội phải là những đại biểu chính thức của đại hội, am hiểu về công tác tổ chức, cán bộ và công tác kiểm tra. Cấp uỷ triệu tập đại hội giới thiệu, đại hội biểu quyết về số lượng và danh sách ban thẩm tra tư cách đại biểu. Đại hội đảng viên không bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu, cấp uỷ triệu tập đại hội báo cáo với đại hội tình hình đảng viên tham dự đại hội.
12.2.2. Nhiệm vụ của ban thẩm tra tư cách đại biểu:
a) Xem xét báo cáo của cấp uỷ về việc chấp hành nguyên tắc, thủ tục, tình hình và kết quả bầu cử đại biểu; những vấn đề có liên quan đến tư cách đại biểu.
b) Xem xét, kết luận các đơn, thư khiếu nại, tố cáo về tư cách đại biểu do cấp uỷ các cấp giải quyết; báo cáo với đoàn chủ tịch để trình đại hội xem xét, quyết định về những trường hợp không được công nhận tư cách đại biểu, những trường hợp có đơn xin rút khỏi danh sách đại biểu và việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức đã được triệu tập.
c) Báo cáo với đại hội kết quả thẩm tra tư cách đại biểu để đại hội xem xét, biểu quyết công nhận. [...]"
Nguyên tắc tự phê bình và phê bình được thực hiện vào giai đoạn nào của kỳ Đại hội Đảng?
Căn cứ theo tiểu mục 9.2 Mục 9 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
9. Điều 9: Một số quy định về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
[...]
9.2. (Khoản 3): Về thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình.
9.2.1. Hằng năm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ cấp uỷ từ cấp trên cơ sở và tương đương trở lên, cấp uỷ cấp cơ sở, đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, cấp uỷ viên các cấp và đảng viên phải tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân, kiểm điểm trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; có kế hoạch, biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm.
9.2.2. Cuối nhiệm kỳ đại hội, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra, đảng đoàn, ban cán sự đảng, cấp uỷ viên các cấp, uỷ viên đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương và của cấp uỷ các cấp phải tiến hành tự phê bình và phê bình gắn với kiểm điểm đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội.
Việc kiểm điểm thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị và bảo đảm yêu cầu sau:
- Báo cáo kiểm điểm của cấp uỷ phải lấy ý kiến đóng góp của cấp uỷ cấp dưới trực tiếp, của đảng đoàn, ban cán sự đảng và của lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp, phải có ý kiến của cấp uỷ cấp trên trực tiếp.
- Báo cáo kiểm điểm của đảng đoàn, ban cán sự đảng, uỷ ban kiểm tra và lãnh đạo ban, ngành, đoàn thể phải lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan chuyên môn, đảng uỷ cơ quan và của cấp uỷ cùng cấp.
- Cấp uỷ cấp trên gợi ý cho cá nhân và tập thể cấp uỷ của cơ quan, tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp những nội dung cần làm rõ khi kiểm điểm, tự phê bình và phê bình:
+ Đối với cá nhân cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ, uỷ viên đảng đoàn, ban cán sự đảng, uỷ viên uỷ ban kiểm tra phải đi sâu kiểm điểm về trách nhiệm chính trị, mức độ phấn đấu hoàn thành công việc được giao và những vấn đề khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân; về giữ gìn phẩm chất cá nhân (tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu) và thực hiện các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
+ Đối với tập thể cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ, đảng đoàn, ban cán sự đảng phải kiểm điểm về việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn, kết luận của Đảng, của cấp uỷ cấp trên; việc đề ra và kết quả tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn, kết luận của cấp mình; về xây dựng và thực hiện quy chế làm việc; về xây dựng nội bộ đoàn kết, trong sạch, vững mạnh; về quản lý tài chính ngân sách, quản lý đất đai… và các lĩnh vực có liên quan; về lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
+ Thường trực cấp uỷ cấp trên có trách nhiệm tổng hợp, phân tích, chọn lọc các vấn đề để đưa xuống các tổ chức đảng, cấp uỷ cấp dưới gợi ý cho tập thể và cá nhân tự phê bình và phê bình.
- Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của Mặt trận Tổ quốc, ban chấp hành các đoàn thể chính trị - xã hội, Hội đồng nhân dân cùng cấp, phát huy vai trò giám sát, góp ý kiến xây dựng Đảng của nhân dân. [...]"
Như vậy vào cuối nhiệm kỳ đại hội Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra, đảng đoàn, ban cán sự đảng, cấp uỷ viên các cấp, uỷ viên đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương và của cấp uỷ các cấp phải tiến hành tự phê bình và phê bình gắn với kiểm điểm đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?