Có bị xem là vi phạm quy định về quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm khi tự ý khai thác cá mập trắng lớn để lấy vi cá bán hay không?
Cá mập trắng lớn có phải là loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được Nhà nước bảo vệ hay không?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về danh mục và tiêu chí xác định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm như sau:
Danh mục và tiêu chí xác định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai nhóm, gồm Nhóm I và Nhóm II.
2. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn, chọn giống phục vụ nuôi trồng thủy sản hoặc chứa chất hoặc hoạt chất có tác dụng sinh học đặc hiệu được sử dụng làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm thuốc phục vụ ngành y tế hoặc có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa hoặc giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
b) Số lượng còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
PHỤ LỤC II
DANH MỤC LOÀI THỦY SẢN NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
(Kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP )
Theo quy định trên thì cá mập trắng lớn thuộc nhóm I trong danh mục các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
Tuy nhiên cá mập trắng lớn sẽ được xem là loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm khi có một trong các tiêu chí xác định sau:
(1) Mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn, chọn giống phục vụ nuôi trồng thủy sản.
(2) Chứa chất hoặc hoạt chất có tác dụng sinh học đặc hiệu được sử dụng làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm thuốc phục vụ ngành y tế.
(3) Có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa.
(4) Giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã.
(5) Có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
(6) Số lượng còn rất ít trong tự nhiên.
(7) Có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn.
Cá mập trắng lớn có phải là loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được Nhà nước bảo vệ hay không? (Hình ảnh từ Internet)
Được khai thác các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vào những mục đích gì?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thì được khai thác thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vào các mục đích sau:
1. Loài thuộc Nhóm I được khai thác vì một trong các mục đích như: Bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế.
2. Loài thuộc Nhóm II được khai thác vì một trong các mục đích như: Bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế hoặc đáp ứng điều kiện quy định tại Phần II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
Cá nhân có hành vi khai thác trái phép các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm như sau:
Vi phạm quy định về quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
...
3. Khai thác trái phép loài thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 10 kg;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 10 kg đến dưới 20 kg;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg;
d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg;
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 100 kg trở lên.
4. Phạt tiền 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thả đủ số lượng cá thể loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm sản xuất được vào vùng nước tự nhiên trong thời gian quy định khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép khai thác thủy sản nguy cấp, quý, hiếm sản để nghiên cứu tạo nguồn giống và sản xuất giống thủy sản.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2, điểm d và điểm đ khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc chuyển giao thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
c) Buộc thả bổ sung thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, trong trường hợp này hành vi anh khai thác trái phép cá mập trắng lớn (khoảng 30 ký) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự với phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, bạn còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng; nếu đã chết thì buộc chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?