Có các bệnh về mắt nào sẽ ảnh hưởng đến việc tham gia nghĩa vụ quân sự? Các bệnh về mắt được chấm từ bao nhiêu điểm sẽ không được tham gia nghĩa vụ quân sự?
Các bệnh về mắt được chấm từ bao nhiêu điểm trở lên sẽ không được tham gia nghĩa vụ quân sự?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự như sau:
Tiêu chuẩn tuyển quân
...
3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
Đồng thời căn cứ vào quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về phân loại sức khỏe như sau:
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Theo đó đối với các bệnh về mắt thì công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ), và các bệnh về mắt khác có sức khỏe từ loại 4 (Tức có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4) trở lên sẽ không được tham gia nghĩa vụ quân sự.
Tham gia nghĩa vụ quân sự (Hình từ Internet)
Có các bệnh về mắt nào sẽ ảnh hưởng đến việc tham gia nghĩa vụ quân sự?
Bên cạnh đó ngoài tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ) còn có các bệnh về mắt khác sẽ ảnh hưởng đến việc tham gia nghĩa vụ quân sự được quy định tại Mục II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, cụ thể gồm có:
1) Về thị lực:
- Thị lực mắt phải từ 8/10 trở xuống
- Tổng thị lực 2 mắt 16/10 trở xuống
Thị lực sau chỉnh kính sẽ tăng lên 1 điểm.
2) Thoái hóa hắc võng mạc do cận thị nặng (từ -3D trở lên)
3) Các loại loạn thị
4) Mộng thịt:
- Mộng thịt độ 3
- Mộng thịt che đồng tử
- Mộng thịt đã mổ tái phát, gây dính
5) Bệnh giác mạc:
- Sẹo giác mạc đơn thuần, mỏng, nhỏ ở ngoài vùng trung tâm làm giảm thị lực mắt phải xuống 8/10 hoặc tổng hai mắt 16/10 trở xuống.
- Sẹo giác mạc có dính mống mắt
- Đang viêm giác mạc vừa: (Được chấm điểm 4T (tạm thời))
6) Mắt hột
- Chưa biến chứng:
+ Nếu đang ở giai đoạn tiến triển làm giảm thị lực mắt phải xuống 8/10 hoặc tổng hai mắt 16/10 trở xuống.
+ Nếu ở giai đoạn đã lành sẹo (Giữ nguyên phân loại theo thị lực)
- Có biến chứng (màng máu, sẹo giác mạc)
7) Lông siêu (quặm) ở mi mắt:
- Có ảnh hưởng đến thị lực mắt phải từ 8/10 hoặc tổng hai mắt từ 16/10 trở xuống.
8) Viêm kết mạc (màng tiếp hợp):
- Viêm kết mạc mùa xuân
9) Lệ đạo:
- Viêm tắc lệ đạo mạn tính hoặc đã nhiều lần điều trị không khỏi
10) Bệnh các cơ vận nhãn:
- Lác cơ năng có ảnh hưởng chức năng
- Lác do liệt 1 hay nhiều cơ vận nhãn (lác trong, ngoài, lên, xuống)
11) Tật rung giật nhãn cầu (bệnh lý hoặc bẩm sinh)
12) Những bệnh ở mi mắt và hốc mắt:
- Các vết sẹo làm hư mi mắt: mắt nhắm không kín, dính mi cầu, lật mi, lộn mi
- Sụp mi mắt bẩm sinh hoặc bệnh lý các mức độ
- Những bệnh ở hốc mắt
13) Mù màu (mù 1 màu hoặc toàn bộ)
14) Thoái hóa biểu mô sắc tố (quáng gà)
15) Đục thủy tinh thể bẩm sinh
16) Những bệnh khác về mắt:
- Tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể 2 mắt, lệch thể thủy tinh, viêm màng bồ đào, dính bịt đồng tử, bong võng mạc, teo gai thị 1 hoặc 2 bên
- Các tổn hại võng mạc do bệnh lý (viêm võng mạc do bệnh tăng huyết áp, viêm võng mạc sắc tố) hoặc bẩm sinh (thoái hóa võng mạc bẩm sinh).
Công dân được chấm điểm sức khỏe T (tạm thời) thì được giải quyết như thế nào?
Tại khoản 5 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có nêu như sau:
- Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;
- Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị.
Bên cạnh đó tại khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định như sau:
Đối với các trường hợp, phiếu sức khỏe có ghi chữ “T” (tạm thời), Hội đồng khám phúc tra sức khỏe phải kết luận:
- Nếu bệnh khỏi thì bỏ chữ “T” và chuyển loại sức khỏe;
- Nếu không khỏi hoặc có chiều hướng tiến triển xấu, cần phải tổ chức khám lại và có kết luận đủ sức khỏe hoặc không đủ sức khỏe gọi nhập ngũ phải trả về địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?