Có các dự án đầu tư xây dựng cấp nước nào được Nhà nước hỗ trợ? Một số lưu ý khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước là gì?
Có các dự án đầu tư xây dựng cấp nước nào được Nhà nước hỗ trợ?
Theo Điều 30 Nghị định 117/2007/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2011/NĐ-CP) có nêu về một số ưu đãi, hỗ trợ các dự án đầu tư xây dựng cấp nước như sau:
Khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
1. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cấp nước.
2. Quỹ quay vòng cấp nước:
a) Thành lập Quỹ quay vòng cấp nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quản lý nhằm tạo nguồn tài chính ưu đãi, sẵn có cho các dự án đầu tư phát triển cấp nước các đô thị nhỏ và khu dân cư tập trung;
b) Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, ban hành cơ chế hoạt động của Quỹ quay vòng cấp nước.
3. Dự án đầu tư xây dựng cấp nước được Nhà nước hỗ trợ:
a) Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào như cấp điện, đường;
b) Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng khi triển khai dự án cấp nước tại các đô thị;
c) Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và một phần chi phí đầu tư xây dựng công trình khi triển khai dự án cấp nước cho những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, dân tộc ít người, miền núi và hải đảo;
d) Ưu tiên sử dụng các nguồn tài chính ưu đãi cho dự án đầu tư cấp nước, không phân biệt đối tượng sử dụng;
đ) Ưu tiên hỗ trợ lãi suất sau đầu tư các dự án cấp nước sử dụng nguồn vốn vay thương mại.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn cơ chế ưu đãi cụ thể cho các dự án cấp nước và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sản xuất và sử dụng vật tư, thiết bị chuyên ngành sản xuất trong nước.
Theo đó thì các dự án đầu tư xây dựng cấp nước được Nhà nước hỗ trợ gồm:
- Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào như cấp điện, đường;
- Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng khi triển khai dự án cấp nước tại các đô thị;
- Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và một phần chi phí đầu tư xây dựng công trình khi triển khai dự án cấp nước cho những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, dân tộc ít người, miền núi và hải đảo;
- Ưu tiên sử dụng các nguồn tài chính ưu đãi cho dự án đầu tư cấp nước, không phân biệt đối tượng sử dụng;
- Ưu tiên hỗ trợ lãi suất sau đầu tư các dự án cấp nước sử dụng nguồn vốn vay thương mại.
Có các dự án đầu tư xây dựng cấp nước nào được Nhà nước hỗ trợ? (Hình từ Internet)
Một số lưu ý khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước hiện nay là gì?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 38 Nghị định 117/2007/NĐ-CP có quy định về dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước thì có một số lưu ý như sau:
(1) Việc lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.
(2) Khi nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước mới tại khu vực chưa có hệ thống cấp nước tập trung hoặc tại khu vực đã có hệ thống cấp nước tập trung mà làm thay đổi một cách cơ bản điều kiện chất lượng dịch vụ và mức giá nước sạch, tổ chức tư vấn phải tiến hành:
- Tổ chức điều tra, khảo sát xã hội học, tham vấn cộng đồng nhằm đánh giá thực trạng mức sống, khả năng và sự sẵn sàng đấu nối, thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền nước của người dân khu vực dự án; đồng thời để người dân được biết các thông tin về dự án, chất lượng dịch vụ được hưởng sau khi dự án hoàn thành, tham gia vào quá trình ra quyết định và giám sát thực hiện;
- Việc lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và quy mô công suất, xác định tổng mức đầu tư của dự án phải được xem xét một cách đồng bộ với chi phí quản lý, vận hành để bảo đảm hiệu quả kinh tế tổng hợp của dự án;
- Phương án giá nước sạch phải được tính toán phù hợp với điều kiện cụ thể của các nguồn vốn của dự án;
- Dự thảo nội dung Thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước hoặc các nội dung bổ sung, điều chỉnh của Thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước đã có được ký kết giữa Ủy ban nhân dân và đơn vị cấp nước.
Các công trình cấp nước có cần phải được kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp trước khi đưa vào sử dụng không?
Căn cứ theo Điều 37 Nghị định 117/2007/NĐ-CP có nêu về việc quản lý chất lượng xây dựng công trình cấp nước như sau:
Quản lý chất lượng xây dựng công trình cấp nước
1. Việc quản lý chất lượng xây dựng các công trình cấp nước phải tuân theo các quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Các công trình cấp nước có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng phải được kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trước khi đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Theo đó thì chỉ có các công trình cấp nước có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng mới cần phải được kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trước khi đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?