Có cấm dán decal trang trí xe không? Dán decal xe 'màu khăn trải bàn' làm thay đổi màu sơn của xe có bị phạt không?
Có cấm dán decal xe để trang trí xe không?
Hiện nay, quy định của pháp luật không cấm việc dán decal cho xe. Tuy nhiên, chủ phương tiện cần đảm bảo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật của xe theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định:
Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ
...
2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
...
Theo đó, chủ xe được phép dán decal nhưng không được làm thay đổi kết cấu tổng thành, hệ thống của xe so với thiết kế ban đầu. Vì vậy, để không vi phạm, chủ xe chỉ nên dán decal theo hướng dẫn sau:
- Không dán decal trùm phủ toàn bộ thân xe;
- Decal dán phải trùng với màu sơn đăng ký, tốt nhất nên chọn màu trong hoặc nilong không màu;
- Chỉ được dán các loại tem nhỏ, logo, tem vành, tem xương cá.
Bên cạnh đó, nếu dán decal quảng cáo trên phương tiện, chủ xe cần lưu ý, sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện (theo khoản 2 Điều 32 Luật Quảng cáo 2012).
Có cấm dán decal xe để trang trí xe không? Dán decal xe 'màu khăn trải bàn' làm thay đổi màu sơn của xe có bị phạt không? (Hình từ Internet)
Dán decal xe mô tô, gắn máy "màu khăn trải bàn" làm thay đổi màu sơn của xe có bị xử phạt hành chính không?
Pháp luật không cấm việc dán decal để trang trí cho xe nhưng nếu việc dán decal làm thay đổi màu sắc nguyên bản theo Giấy đăng ký xe sẽ bị xử phạt hành chính.
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
15. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; điểm b khoản 2 Điều này buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe theo quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này buộc phải thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định (lắp đúng loại kính an toàn);
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 4, điểm đ khoản 7 Điều này buộc phải thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe;
...
Như vậy, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy thực hiện hành vi tự ý dán decal xe mô tô, gắn máy "màu khăn trải bàn" làm thay đổi màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.
Ngoài việc bị phạt tiền, chủ phương tiện tự ý dán decal xe còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, đó là buộc phải khôi phục lại màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe.
Chủ xe tự ý lắp đặt đèn, còi, cờ hiệu công an bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 109/2009/NĐ-CP có quy định như sau:
Sử dụng tín hiệu ưu tiên
1. Xe được quyền ưu tiên chỉ được sử dụng tín hiệu ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ; việc sử dụng tín hiệu ưu tiên của từng loại xe được quyền ưu tiên phải bảo đảm đúng quy định tại các Điều 4, 5, 6, 7, 8 và Điều 9 Nghị định này.
2. Nghiêm cấm các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không thuộc loại xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng còi, cờ, đèn phát tín hiệu ưu tiên hoặc xe được quyền ưu tiên nhưng lắp đặt, sử dụng tín hiệu còi, cờ, đèn ưu tiên không đúng quy định của Nghị định này.
Mức xử phạt cho hành vi nêu trên được quy tại điểm e khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (cụm từ này bị thay thế bởi điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
- Phạt tiền từ 02 đến 03 triệu đồng đối với trường hợp xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
- Đồng thời, tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định và tước quyền sử dụng GPLX từ 01 tháng đến 03 tháng.
- Trường hợp gây tai nạn thì bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 tháng đến 04 tháng.
Như vậy, trường hợp người chủ xe tự ý gắn đèn, còi, cờ hiệu của công an lên xe ô tô có thể bị xử phạt từ 02 đến 03 triệu đồng.
Bên cạnh đó, còn bị áp dụng những hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử GPLX và bị tịch thu các thiết bị đã lắp đặt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?