Có cần phải làm sổ BHXH mới khi người lao động thay đổi thông tin trên CMND, CCCD không? Và thủ tục gộp sổ BHXH được quy định như thế nào?
Sổ BHXH được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
"Điều 96. Sổ bảo hiểm xã hội
1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử."
Tải về mẫu sổ bảo hiểm xã hội mới nhất 2023: Tại Đây
Tải về mẫu đề nghị gộp sổ bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2023: Tải về
BHXH (Hình từ Internet)
Có cần phải làm sổ BHXH mới khi người lao động thay đổi thông tin trên CMND, CCCD không?
Căn cứ theo Công văn 3835/BHXH-CST năm 2013 có quy định như sau:
"Theo quy định tại Điều 61 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, người tham gia BHXH, BHTN chỉ được cấp lại sổ BHXH trong trường hợp sổ BHXH bị mất, hỏng hoặc thay đổi; cải chính họ tên, ngày tháng năm sinh đã ghi trên sổ BHXH. Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu người tham gia BHXH, BHTN có thay đổi các nội dung khác như: số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú thì không phải cấp lại sổ BHXH.
Để tránh tình trạng người lao động phải đi lại nhiều lần, gây phiền hà và ảnh hưởng đến thời gian hưởng BHTN của người lao động, yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, đồng thời đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm không trả lại hồ sơ giải quyết BHTN khi không có sự trùng khớp số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp hoặc hộ khẩu thường trú với sổ BHXH để kịp thời giải quyết quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHTN./."
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì khi người tham gia BHXH có thay đổi các nội dung liên quan đến số CMND, ngày cấp, nơi cấp CMND thì không phải cấp lại sổ BHXH.
Do đó, trường hợp anh có thay đổi số CMND thì không bắt buộc phải cấp lại sổ BHXH mới, đồng nghĩa với việc anh vẫn được tiếp tục tham gia BHXH vào số sổ cũ, tuy nhiên để tránh các rắc rối liên quan đến việc hưởng các chế độ anh nên làm thủ tục điều chỉnh lại thông tin chứng minh thư trên sổ BHXH của mình.
Thủ tục gộp sổ BHXH được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 46 quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 như sau:
“Điều 46. Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH
Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH đối với một người có từ 2 sổ BHXH trở lên được quản lý theo Điều 33b.
[...] 2. Gộp sổ BHXH và hoàn trả
Trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 43. [...]”
Căn cứ theo quy định nêu trên có thể xác định mỗi người lao động khi tham gia quan hệ lao động chỉ được tham gia BHXH trên một sổ BHXH.
Trường hợp người lao động có từ hai sổ BHXH trở lên thì phải thực hiện thủ tục gộp sổ BHXH.
Do đó, nếu anh đã có hai sổ BHXH khác nhau thì cần thực hiện thủ tục gộp sổ để thống nhất thời gian tham gia BHXH trên một số sổ.
Với vấn đề gộp sổ, anh có thể liên hệ với công ty nơi đang làm việc hoặc trực tiếp liên hệ với cơ quan BHXH nơi đang tham gia bảo hiểm, cung cấp các sổ bảo hiểm đang có để cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục gộp sổ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?