Có cấp giấy chứng nhận hy sinh đối với người làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia đã hy sinh hay không?
Có cấp giấy chứng nhận hy sinh đối với người làm nghĩa vụ quốc tế ở Capuchia đã hy sinh hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về việc cấp giấy chứng nhận hy sinh như sau:
Căn cứ cấp giấy chứng nhận hy sinh
...
2. Đối với trường hợp hy sinh quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh việc cấp giấy chứng nhận hy sinh phải căn cứ trên cơ sở các giấy tờ sau:
a) Quyết định cử đi làm nghĩa vụ quốc tế do thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp.
b) Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh lập; trường hợp không có biên bản xảy ra sự việc thì phải có giấy xác nhận trường hợp hy sinh do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này cấp.
...
Bên cạnh đó tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 131/2021/NĐ-CP định nghĩa về người làm nghĩa vụ quốc tế như sau:
1. Người làm nghĩa vụ quốc tế là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở nước ngoài hoặc thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở nước ngoài theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên theo các mốc thời gian như sau:
a) Làm nghĩa vụ quốc tế ở Lào: thời gian từ tháng 5 năm 1975 đến 31 tháng 12 năm 1988.
b) Làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia: thời gian từ tháng 01 năm 1979 đến 31 tháng 8 năm 1989.
c) Làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở nước ngoài: thời gian từ tháng 5 năm 2014 trở về sau.
...
Theo đó, người làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia giai đoạn từ tháng 01 năm 1979 đến 31 tháng 8 năm 1989 mà hy sinh thì được cấp giấy chứng nhận hy sinh.
Có cấp giấy chứng nhận hy sinh đối với người làm nghĩa vụ quốc tế ở capuchia đã hy sinh hay không? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh thuộc về cơ quan nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh như sau:
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh
Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cá nhân tại thời điểm hy sinh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh như sau:
1. Người hy sinh là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng do thủ trưởng trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên cấp giấy chứng nhận; người hy sinh là người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và học viên cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ do thủ trưởng đơn vị trực thuộc Ban trở lên cấp giấy chứng nhận.
2. Người hy sinh là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, lao động hợp đồng không xác định thời hạn hưởng lương từ ngân sách thuộc công an do thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận.
3. Người hy sinh thuộc cơ quan trung ương do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương cấp giấy chứng nhận.
4. Người hy sinh thuộc cơ quan cấp tỉnh quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận.
5. Người hy sinh thuộc cơ quan cấp huyện, cấp xã và các trường hợp không thuộc quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận.
Theo đó, người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh gồm:
- Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Ban trở lên;
- Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ hoặc Giám đốc Công an;
- Người hy sinh thuộc cơ quan trung ương do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương cấp giấy chứng nhận;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Hồ sơ, thủ tục để công nhận một cá nhân là liệt sĩ được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ, thủ tục công nhận liệt sĩ như sau:
Hồ sơ, thủ tục công nhận liệt sĩ
1. Người khi hy sinh đang thuộc quân đội, công an quản lý thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm:
a) Hướng dẫn về quy trình lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ theo quy định.
b) Có văn bản đề nghị kèm hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định trong thời gian không quá 50 ngày kể từ ngày cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh xác lập, hoàn thiện các giấy tờ quy định tại Điều 17 Nghị định này.
2. Người khi hy sinh không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ thực hiện như sau:
a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh có trách nhiệm xác lập, hoàn thiện các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này, gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 16 Nghị định này.
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại các khoản 3, 4 Điều 16 Nghị định này trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy chứng nhận hy sinh theo Mẫu số 34 Phụ lục I Nghị định này; có văn bản kèm theo các giấy tờ quy định tại Điều 17 Nghị định này chuyển đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.
c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định này trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy chứng nhận hy sinh; có văn bản kèm theo các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này chuyển đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra và gửi văn bản kèm theo các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Trong thời gian 40 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm thẩm định, lập tờ trình và danh sách kèm theo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.
b) Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận quyết định cấp bằng, có trách nhiệm in, chuyển Văn phòng Chính phủ đóng dấu Bằng “Tổ quốc ghi công” và chuyển hồ sơ kèm bản sao quyết định cấp bằng, Bằng “Tổ quốc ghi công” đến cơ quan đề nghị thẩm định để chuyển về cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh.
4. Cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận bản sao quyết định cấp bằng, Bằng “Tổ quốc ghi công” kèm hồ sơ, có trách nhiệm:
a) Thông báo cho thân nhân của liệt sĩ (cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ, người có công nuôi liệt sĩ) và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đại diện thân nhân liệt sĩ thường trú tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ, trao Bằng “Tổ quốc ghi công”.
Trường hợp không còn thân nhân thì tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ, bàn giao Bằng “Tổ quốc ghi công” về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi liệt sĩ thường trú trước khi hy sinh.
b) Bàn giao hồ sơ kèm bản sao quyết định cấp Bằng về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ.
Như vậy, hồ sơ thủ tục để công nhận một đối tượng là liệt sĩ được thực hiện dựa theo quy định pháp luật nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?