Cơ cấu tổ chức của Hội Kế toán địa chất Việt Nam gồm những cơ quan nào? Nhiệm vụ của Hội được quy định thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Hội Kế toán địa chất Việt Nam gồm những cơ quan nào?
Theo Điều 12 Điều lệ Hội Kế toán địa chất Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1895/QĐ-BNV năm 2013 quy định về cơ cấu tổ chức của Hội như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội
1. Đại hội.
2. Ban Chấp hành.
3. Ban Thường vụ.
4. Ban Kiểm tra.
5. Văn phòng Hội.
6. Các ban chuyên môn, tổ chức thuộc Hội.
7. Chi hội trực thuộc Hội.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Hội Kế toán địa chất Việt Nam gồm những cơ quan được quy định tại Điều 12 nêu trên.
Hội Kế toán địa chất Việt Nam (Hình từ Internet)
Quyền hạn của Hội Kế toán địa chất Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ Hội Kế toán địa chất Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1895/QĐ-BNV năm 2013 về quyền hạn như sau:
Quyền hạn
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội theo quy định của pháp luật.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội, cung cấp dịch vụ công, tổ chức dạy nghề, truyền nghề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác kế toán, tài chính địa chất theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội, đặc biệt trong lĩnh vực kế toán, tài chính địa chất theo quy định của pháp luật. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
6. Trao đổi thông tin chuyên ngành với các tổ chức kế toán, tài chính trong và ngoài nước về kinh nghiệm thực tiễn, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho hội viên theo quy định của pháp luật.
7. Cung cấp các dịch vụ kế toán, tài chính, kiểm toán địa chất theo quy định của pháp luật. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
8. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
9. Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
10. Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế; báo cáo Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hội Kế toán địa chất Việt Nam có những quyền hạn được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Nhiệm vụ của Hội Kế toán địa chất Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 7 Điều lệ Hội Kế toán địa chất Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1895/QĐ-BNV năm 2013 quy định về nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ
1. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội đã được Bộ Nội vụ phê duyệt. Không được lợi dụng hoạt động của Hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hội nhằm tham gia phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
3. Phổ biến, huấn luyện kiến thức về lĩnh vực Hội hoạt động cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hội.
4. Đại diện hội viên tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
5. Hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật.
6. Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của Hội.
7. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hội theo đúng quy định của pháp luật.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Như vậy, Hội Kế toán địa chất Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 7 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?
- Hợp đồng cho thuê lại lao động không được thỏa thuận về những nội dung nào? Thời hạn cho thuê lại lao động?
- Kinh doanh dịch vụ kế toán có bao gồm cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính không? Nội dung kiểm tra kế toán?
- Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở? Ban chấp hành công đoàn cơ sở có tối đa bao nhiêu ủy viên?
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?