Cơ cấu tổ chức của Hội Thư viện Việt Nam gồm những đơn vị nào? Liên chi hội của Hội Thư viện Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu?
Cơ cấu tổ chức của Hội Thư viện Việt Nam gồm những đơn vị nào?
Cơ cấu tổ chức của Hội Thư viện Việt Nam được quy định tại Điều 14 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Thư viện Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 98/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội
Cơ cấu tổ chức của Hội gồm có:
a) Đại hội đại biểu toàn quốc;
b) Ban Chấp hành Hội;
c) Ban Thường vụ Hội;
d) Ban Kiểm tra Hội
đ) Liên chi hội, chi hội và các đơn vị trực thuộc Hội.
Như vậy, theo quy định, cơ cấu tổ chức của Hội Thư viện Việt Nam gồm có:
(1) Đại hội đại biểu toàn quốc;
(2) Ban Chấp hành Hội;
(3) Ban Thường vụ Hội;
(4) Ban Kiểm tra Hội
(5) Liên chi hội, chi hội và các đơn vị trực thuộc Hội.
Cơ cấu tổ chức của Hội Thư viện Việt Nam gồm những đơn vị nào? (Hình từ Internet)
Liên chi hội của Hội Thư viện Việt Nam do ai quyết định thành lập?
Việc thành lập liên chi hội của Hội Thư viện Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 20 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Thư viện Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 98/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên Thường vụ
1. Chủ tịch Hội có nhiệm vụ:
a) Lãnh đạo và điều hành công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;
b) Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;
c) Phân công các Phó Chủ tịch phụ trách từng mặt công tác của Hội;
d) Quyết định thành lập liên chi hội, chi hội và các tổ chức trực thuộc Hội;
đ) Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
2. Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch phụ trách một số lĩnh vực công tác được Chủ tịch phân công và thay mặt Chủ tịch khi được ủy quyền.
3. Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký là người chịu trách nhiệm tổ chức điều hành mọi công việc của cơ quan Hội và thay mặt Chủ tịch khi được ủy quyền.
4. Ủy viên Thường vụ được Chủ tịch Hội phân công phụ trách từng phần việc cụ thể của Hội.
5. Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, ủy viên Thường vụ Hội chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Chủ tịch Hội về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
Như vậy, theo quy định, Chủ tịch Hội là người có nhiệm vụ quyết định thành lập Liên chi hội của Hội Thư viện Việt Nam.
Liên chi hội của Hội Thư viện Việt Nam có nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của liên chi hội được quy định tại khoản 3 Điều 23 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Thư viện Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 98/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Liên chi hội, chi hội
1. Nơi có nhiều hội viên, nhiều chi hội thì thành lập liên chi hội. Việc thành lập liên chi hội do Ban Thường vụ Hội quyết định.
2. Chi hội Thư viện là tổ chức cơ sở của Hội Thư viện Việt Nam do Ban Thường vụ Hội quyết định thành lập. Nơi có từ 3 phân hội trở lên thì có thể thành lập Chi hội Thư viện.
3. Nhiệm vụ liên chi hội, chi hội:
a) Thực hiện Điều lệ Hội, các nghị quyết, chương trình công tác của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Hội;
b) Quản lý hội viên;
c) Phản ánh nguyện vọng, kiến nghị của hội viên với Ban Chấp hành hoặc Ban Thường vụ Hội;
d) Mỗi liên chi hội được bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên;
đ) Mỗi chi hội được bầu chi hội trưởng, chi hội phó và các ủy viên.
4. Nhiệm kỳ của liên chi hội, chi hội là 2,5 năm (hai năm rưỡi).
Quy chế tổ chức và hoạt động của liên chi hội, chi hội do Ban Thường vụ Hội quy định.
Như vậy, theo quy định, liên chi hội của Hội Thư viện Việt Nam có các nhiệm vụ sau đây:
(1) Thực hiện Điều lệ Hội, các nghị quyết, chương trình công tác của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Hội;
(2) Quản lý hội viên;
(3) Phản ánh nguyện vọng, kiến nghị của hội viên với Ban Chấp hành hoặc Ban Thường vụ Hội;
(4) Mỗi liên chi hội được bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên.
Liên chi hội của Hội Thư viện Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu?
Nhiệm kỳ của liên chi hội được quy định tại khoản 4 Điều 23 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Thư viện Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 98/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Liên chi hội, chi hội
1. Nơi có nhiều hội viên, nhiều chi hội thì thành lập liên chi hội. Việc thành lập liên chi hội do Ban Thường vụ Hội quyết định.
2. Chi hội Thư viện là tổ chức cơ sở của Hội Thư viện Việt Nam do Ban Thường vụ Hội quyết định thành lập. Nơi có từ 3 phân hội trở lên thì có thể thành lập Chi hội Thư viện.
3. Nhiệm vụ liên chi hội, chi hội:
a) Thực hiện Điều lệ Hội, các nghị quyết, chương trình công tác của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Hội;
b) Quản lý hội viên;
c) Phản ánh nguyện vọng, kiến nghị của hội viên với Ban Chấp hành hoặc Ban Thường vụ Hội;
d) Mỗi liên chi hội được bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên;
đ) Mỗi chi hội được bầu chi hội trưởng, chi hội phó và các ủy viên.
4. Nhiệm kỳ của liên chi hội, chi hội là 2,5 năm (hai năm rưỡi).
Quy chế tổ chức và hoạt động của liên chi hội, chi hội do Ban Thường vụ Hội quy định.
Như vậy, theo quy định, liên chi hội của Hội Thư viện Việt Nam có nhiệm kỳ là 2,5 năm (hai năm rưỡi).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?