Cơ cấu tổ chức của Hội Trắc địa Bản đồ Viễn thám Việt Nam bao gồm những thành phần nào theo quy định?
Cơ cấu tổ chức của Hội Trắc địa Bản đồ Viễn thám Việt Nam bao gồm những thành phần nào?
Cơ cấu tổ chức của Hội Trắc địa Bản đồ Viễn thám Việt Nam được quy định tại Điều 12 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Trắc địa Bản đồ Viễn thám Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1896/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội
1. Đại hội.
2. Ban Chấp hành.
3. Ban Thường vụ.
4. Ban Kiểm tra.
5. Văn phòng, các ban chuyên môn.
6. Chi hội thuộc Hội.
7. Các tổ chức thuộc Hội.
Như vậy, theo quy định, cơ cấu tổ chức của Hội Trắc địa Bản đồ Viễn thám Việt Nam bao gồm:
(1) Đại hội.
(2) Ban Chấp hành.
(3) Ban Thường vụ.
(4) Ban Kiểm tra.
(5) Văn phòng, các ban chuyên môn.
(6) Chi hội thuộc Hội.
(7) Các tổ chức thuộc Hội.
Cơ cấu tổ chức của Hội Trắc địa Bản đồ Viễn thám Việt Nam bao gồm những thành phần nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan giúp việc của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Hội Trắc địa Bản đồ Viễn thám Việt Nam là cơ quan nào?
Cơ quan giúp việc của Ban Chấp hành Hội và Ban Thường vụ Hội được quy định tại Điều 16 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Trắc địa Bản đồ Viễn thám Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1896/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Văn phòng Hội và các ban chuyên môn
1. Cơ quan giúp việc của Ban Chấp hành Hội và Ban Thường vụ Hội là Văn phòng Hội do Tổng thư ký Hội phụ trách.
Văn phòng Hội có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Hội;
b) Bảo đảm thông tin thường xuyên trong nội bộ Hội và quan hệ công tác của Hội với các cơ quan liên quan;
c) Thực hiện công tác hành chính - lưu trữ của Hội;
d) Quản lý tài sản của Hội;
đ) Thực hiện công tác tài vụ của Hội theo các quy định hiện hành.
2. Ban Thường vụ Hội xem xét và quyết định việc thành lập các ban chuyên môn theo các chuyên ngành để đáp ứng nhu cầu phát triển trong từng giai đoạn. Mỗi ban có Trưởng ban, một số Phó Trưởng ban và các ủy viên.
Mỗi ban chuyên môn có thể có các nhóm công tác để giải quyết các chuyên đề cần thiết.
Như vậy, theo quy định, cơ quan giúp việc của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Hội Trắc địa Bản đồ Viễn thám Việt Nam là Văn phòng Hội do Tổng thư ký Hội phụ trách.
Văn phòng Hội có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Hội;
(2) Bảo đảm thông tin thường xuyên trong nội bộ Hội và quan hệ công tác của Hội với các cơ quan liên quan;
(3) Thực hiện công tác hành chính - lưu trữ của Hội;
(4) Quản lý tài sản của Hội;
(5) Thực hiện công tác tài vụ của Hội theo các quy định hiện hành.
Tổng thư ký Hội Trắc địa Bản đồ Viễn thám Việt Nam có nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của Tổng thư ký Hội Trắc địa Bản đồ Viễn thám Việt Nam được quy định tại Điều 19 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Trắc địa Bản đồ Viễn thám Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1896/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Tổng thư ký
Tổng thư ký Hội có nhiệm vụ:
1. Chịu trách nhiệm điều hành Văn phòng Hội để giúp Chủ tịch, Ban Chấp hành Hội và Ban Thường vụ Hội xử lý công việc hành chính, tổng hợp.
2. Giao dịch với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo yêu cầu công tác của Hội. Tham dự các hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước theo phân công của Chủ tịch Hội.
3. Xây dựng quy chế hoạt động của Văn phòng Hội, quy chế quản lý tài chính, tài sản của Hội trình Ban Thường vụ phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
4. Dự thảo các văn bản, kế hoạch và báo cáo của Hội. Định kỳ báo cáo Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Hội về các hoạt động của Hội.
5. Tổ chức thực hiện các quyết định của Chủ tịch, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội.
6. Quản lý tài chính, tài sản và hồ sơ tài liệu của Hội.
Như vậy, theo quy định, Tổng thư ký Hội Trắc địa Bản đồ Viễn thám Việt Nam có các nhiệm vụ sau đây:
(1) Chịu trách nhiệm điều hành Văn phòng Hội để giúp Chủ tịch, Ban Chấp hành Hội và Ban Thường vụ Hội xử lý công việc hành chính, tổng hợp.
(2) Giao dịch với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo yêu cầu công tác của Hội.
Tham dự các hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước theo phân công của Chủ tịch Hội.
(3) Xây dựng quy chế hoạt động của Văn phòng Hội, quy chế quản lý tài chính, tài sản của Hội trình Ban Thường vụ phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
(4) Dự thảo các văn bản, kế hoạch và báo cáo của Hội. Định kỳ báo cáo Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Hội về các hoạt động của Hội.
(5) Tổ chức thực hiện các quyết định của Chủ tịch, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội.
(6) Quản lý tài chính, tài sản và hồ sơ tài liệu của Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?