Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Xây dựng được quy định thế nào? Thanh tra Bộ Xây dựng có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Xây dựng được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 26/2013/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Xây dựng như sau:
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Xây dựng
1. Thanh tra Bộ Xây dựng có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, thanh tra viên, công chức, được tổ chức thành các phòng nghiệp vụ.
2. Chánh Thanh tra do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra. Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra.
Các phòng nghiệp vụ do Bộ trưởng quyết định thành lập.
Theo quy định trên, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Xây dựng gồm có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, thanh tra viên, công chức, được tổ chức thành các phòng nghiệp vụ.
Thanh tra Bộ Xây dựng (Hình từ Internet)
Thanh tra Bộ Xây dựng có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Theo Điều 5 Nghị định 26/2013/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Xây dựng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Xây dựng
Thanh tra Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 18 Luật thanh tra, Điều 7 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Khảo sát, thu thập thông tin làm cơ sở xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng ban hành; định hướng Thanh tra Sở Xây dựng xây dựng kế hoạch thanh tra.
2. Thực hiện thanh tra chuyên ngành theo nội dung quy định tại Điều 11 của Nghị định này.
3. Yêu cầu Thanh tra Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
4. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ về thanh tra cho công chức, thanh tra viên làm công tác thanh tra chuyên ngành xây dựng.
5. Chủ trì hoặc tham gia các đoàn thanh tra liên ngành do Bộ, ngành, địa phương thành lập.
6. Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với Thanh tra Sở Xây dựng.
7. Thường trực công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.
8. Tổng kết pháp luật về thanh tra, pháp luật về xây dựng, báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoàn thiện.
Theo đó, Thanh tra Bộ Xây dựng có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Trong đó Thanh tra Bộ Xây dựng có nhiệm vụ khảo sát, thu thập thông tin làm cơ sở xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng ban hành; định hướng Thanh tra Sở Xây dựng xây dựng kế hoạch thanh tra.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 26/2013/NĐ-CP về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng
Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 19 Luật thanh tra, Điều 8 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Quyết định thành lập các đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra được Bộ trưởng phê duyệt.
2. Quyết định thanh tra đột xuất khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Bộ trưởng giao.
3. Trình Bộ trưởng ra quyết định thành lập đoàn thanh tra hành chính liên ngành theo kế hoạch thanh tra được duyệt hoặc đột xuất đối với vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành; quyết định thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch thanh tra được duyệt hoặc đột xuất đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành.
4. Yêu cầu Chánh Thanh tra Sở Xây dựng báo cáo về công tác thanh tra chuyên ngành định kỳ hoặc đột xuất.
5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
6. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng giao.
Như vậy, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Trong đó có quyền quyết định thành lập các đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra được Bộ trưởng phê duyệt.
Đồng thời quyết định thanh tra đột xuất khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Bộ trưởng giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?