Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Tư pháp như thế nào? Thanh tra Sở Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Tư pháp như thế nào?
Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 54/2014/NĐ-CP quy định về vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Tư pháp như sau:
Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Tư pháp
1. Thanh tra Sở Tư pháp là cơ quan của Sở Tư pháp, giúp Giám đốc Sở Tư pháp tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Sở Tư pháp có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra Sở Tư pháp do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp.
3. Thanh tra Sở Tư pháp có con dấu và tài khoản riêng.
4. Thanh tra Sở Tư pháp chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Tư pháp; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Tư pháp của Thanh tra Bộ Tư pháp.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Tư pháp như sau:
+ Thanh tra Sở Tư pháp có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên và công chức khác.
+ Chánh Thanh tra Sở Tư pháp do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
+ Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp.
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Tư pháp như thế nào? (Hình từ Internet)
Thanh tra Sở Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 54/2014/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Tư pháp như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Tư pháp
Thanh tra Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở Tư pháp thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
2. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý, kiến nghị về tố cáo của Giám đốc Sở Tư pháp.
3. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Sở Tư pháp.
4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Thanh tra Sở Tư pháp có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra 2010.
+ Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở Tư pháp thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
+ Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý, kiến nghị về tố cáo của Giám đốc Sở Tư pháp.
+ Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Sở Tư pháp.
+ Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp được quy định ra sao?
Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 54/2014/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp
Chánh Thanh tra Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Báo cáo Giám đốc Sở Tư pháp, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị thuộc Sở Tư pháp trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
3. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị liên quan tham gia hoạt động thanh tra.
4. Giúp Giám đốc Sở Tư pháp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở Tư pháp trong việc tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thi hành biện pháp xử lý tố cáo, quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật Thanh tra 2010;
+ Báo cáo Giám đốc Sở Tư pháp, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
+ Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị thuộc Sở Tư pháp trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
+ Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị liên quan tham gia hoạt động thanh tra.
+ Giúp Giám đốc Sở Tư pháp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở Tư pháp trong việc tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thi hành biện pháp xử lý tố cáo, quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
+ Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?
- Tổng hợp hệ thống các cấp bậc hàm công an nhân dân và chức danh theo quy định pháp luật mới nhất?
- Thông tư 104/2024 thay thế, bãi bỏ quy định, mẫu biểu liên quan đến kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại các Thông tư liên tịch?
- Mẫu KPI kế toán trưởng? Mẫu đánh giá kế toán trưởng? Tải về Mẫu KPI kế toán trưởng file excel mới nhất?