Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chủ tịch nước được quy định thế nào? Có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chủ tịch nước được quy định thế nào?
Theo Điều 3 Quyết định 585-QĐ/CTN năm 2018 về cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chủ tịch nước như sau:
Cơ cấu tổ chức
Văn phòng Chủ tịch nước bao gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm Văn phòng; Trợ lý, Thư ký của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và các vụ:
- Vụ Pháp luật;
- Vụ Tổng hợp;
- Vụ Đối ngoại;
- Vụ Thi đua - Khen thưởng;
- Vụ Tổ chức - Hành chính;
- Vụ Quản trị - Tài vụ;
- Vụ Quốc phòng - An ninh.
Việc thành lập hoặc bãi bỏ các vụ, đơn vị; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các vụ, đơn vị do Chủ nhiệm Văn phòng quyết định sau khi trình xin ý kiến Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước.
Trợ lý, Thư ký giúp việc trực tiếp cho Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước do Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước quyết định theo quy định.
Chủ tịch nước ký bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Trợ lý Chủ tịch nước, Trợ lý Phó Chủ tịch nước theo quy định.
Sau khi Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước đồng ý, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước quyết định phân công và bổ nhiệm cán bộ, công chức đảm nhiệm Thư ký Chủ tịch nước, Thư ký Phó Chủ tịch nước.
Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và cấp tương đương do Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Theo quy định Văn phòng Chủ tịch nước bao gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm Văn phòng; Trợ lý, Thư ký của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và các vụ:
- Vụ Pháp luật;
- Vụ Tổng hợp;
- Vụ Đối ngoại;
- Vụ Thi đua - Khen thưởng;
- Vụ Tổ chức - Hành chính;
- Vụ Quản trị - Tài vụ;
- Vụ Quốc phòng - An ninh.
Văn phòng Chủ tịch nước làm việc theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 5 Quyết định 585-QĐ/CTN năm 2018 về nguyên tắc và chế độ làm việc của Văn phòng Chủ tịch nước như sau:
Nguyên tắc và chế độ làm việc
Văn phòng Chủ tịch nước làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, kết hợp chế độ Thủ trưởng và chế độ chuyên viên.
Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước là người đứng đầu Văn phòng Chủ tịch nước, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước về mọi mặt công tác của Văn phòng.
Các Phó Chủ nhiệm Văn phòng giúp Chủ nhiệm Văn phòng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ nhiệm Văn phòng và chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước về nhiệm vụ được phân công.
Trợ lý, Thư ký của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước trực tiếp nhận nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về kết quả công việc trước Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước về hành chính trong việc thực hiện các nội quy, quy định của Văn phòng Chủ tịch nước và các quy định của Đảng, Nhà nước.
Theo quy định Văn phòng Chủ tịch nước làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, kết hợp chế độ Thủ trưởng và chế độ chuyên viên.
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chủ tịch nước được quy định thế nào? Có những nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Văn phòng Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 2 Quyết định 585-QĐ/CTN năm 2018 quy định Văn phòng Chủ tịch nước có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tổ chức nghiên cứu, tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.
2. Phối hợp với Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật liên quan đến lĩnh vực lập pháp.
3. Phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành pháp.
4. Phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan liên quan tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp.
5. Phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu, tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh.
6. Phối hợp với các cơ quan Trung ương và địa phương liên quan nghiên cứu, tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước về các hoạt động đối nội; đi công tác địa phương; công tác thi đua, khen thưởng.
7. Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước về các hoạt động đối ngoại, đi công tác nước ngoài.
8. Phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, các ban của Đảng tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ công tác đảng do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công.
9. Tổ chức phục vụ Chủ tịch nước thực hiện Quy chế phối hợp công tác với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
10. Tiếp nhận và xử lý theo quy định của pháp luật các đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo gửi Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và Văn phòng Chủ tịch nước.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?