Có còn quốc tịch Việt Nam khi đã có quốc tịch nước ngoài hay không? Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam bao gồm những giấy tờ gì?
Có còn quốc tịch Việt Nam khi đã có quốc tịch nước ngoài hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014 như sau:
Người có quốc tịch Việt Nam
...
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Theo đó, trường hợp anh định cư ở nước ngoài từ năm 2001 nếu không thuộc trường hợp bị mất Quốc tịch và vẫn còn có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam thì sẽ được xem là còn Quốc tịch Việt Nam.
Có còn quốc tịch Việt Nam khi đã có quốc tịch nước ngoài hay không? (Hình từ Internet)
Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam bao gồm những giấy tờ gì?
Về các giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, anh tham khảo tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 như sau:
Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam
Một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam:
1. Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
2. Giấy chứng minh nhân dân;
3. Hộ chiếu Việt Nam;
4. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
Như vậy, một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam:
+ Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
+ Giấy chứng minh nhân dân;
+ Hộ chiếu Việt Nam;
+ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
Trong trường hợp nếu anh không thuộc trường hợp bị mất quốc tịch nhưng không có các giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam như đã nêu trên thì anh có thể đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.
Khi nào thì một người bị mất quốc tịch Việt Nam?
Các trường hợp bị mất quốc tịch được quy định tại Điều 26 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (khoản 3 Điều 26 này bị bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014) như sau:
Căn cứ mất quốc tịch Việt Nam
1. Được thôi quốc tịch Việt Nam.
2. Bị tước quốc tịch Việt Nam.
3. (Bị bãi bỏ)
4. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 35 của Luật này.
5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, một người bị mất quốc tịch khi:
+ Được thôi quốc tịch Việt Nam.
+ Bị tước quốc tịch Việt Nam.
+ Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Trẻ em là trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai, chưa đủ 15 tuổi không còn quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài;
b) Chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài.
+ Thuộc vào các trường hợp tại Điều 35 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 như sau:
Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam
1. Khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam của cha mẹ thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ cũng được thay đổi theo quốc tịch của họ.
2. Khi chỉ cha hoặc mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam hoặc mất quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ.
Trường hợp cha hoặc mẹ được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam, nếu cha mẹ không thỏa thuận bằng văn bản về việc giữ quốc tịch nước ngoài của người con.
3. Sự thay đổi quốc tịch của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
Như vậy, một người thuộc vào các trường hợp nêu trên sẽ được xem là bị mất quốc tịch Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn về chính sách miễn, giảm tiền thuê đất bởi Tổng cục Thuế tại Công văn 5516/TCT-CS thế nào?
- Mức hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trang thiết bị cho hợp tác xã từ nguồn vốn đầu tư công? Hình thức hỗ trợ?
- Hướng dẫn phân loại dự án đầu tư xây dựng theo Nghị định 15? Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc nào?
- Tạm dừng bổ nhiệm tuyển dụng công chức từ 1/12/2024 đến khi nào theo thông tin mới nhất của Bộ Chính trị?
- Mẫu giấy mời tham dự ngày kỷ niệm 35 năm thành lập Hội Cựu chiến binh ngắn gọn, ý nghĩa? Tải về?