Có công khai tỷ lệ phiếu tín nhiệm của từng chức danh được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội cuối năm?
Có công khai tỷ lệ phiếu tín nhiệm của từng chức danh được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội cuối năm?
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với từng người được Ban kiểm phiếu công bố công khai tại kỳ họp gồm các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị quyết 96/2023/QH15 như sau:
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
1. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với từng người được Ban kiểm phiếu công bố công khai tại kỳ họp gồm các nội dung sau đây:
a) Họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm;
b) Số phiếu phát ra, số phiếu thu về và số phiếu hợp lệ;
c) Số phiếu đánh giá “tín nhiệm cao”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số phiếu;
d) Số phiếu đánh giá “tín nhiệm”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số phiếu;
đ) Số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số phiếu.
...
3. Tổng số phiếu được sử dụng làm căn cứ để tính tỷ lệ phiếu tín nhiệm quy định tại các điều 12, 13, 17 của Nghị quyết này và khoản 1, khoản 2 Điều này là tổng số phiếu thu về khi đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
...
Căn cứ trên quy định kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với từng người được Ban kiểm phiếu công bố công khai tại kỳ họp gồm các nội dung sau đây:
- Họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm;
- Số phiếu phát ra, số phiếu thu về và số phiếu hợp lệ;
- Số phiếu đánh giá “tín nhiệm cao”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số phiếu;
- Số phiếu đánh giá “tín nhiệm”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số phiếu;
- Số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số phiếu.
Lưu ý: Tổng số phiếu được sử dụng làm căn cứ để tính tỷ lệ phiếu tín nhiệm là tổng số phiếu thu về khi đại biểu Quốc hội thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì sẽ công khai tỷ lệ phiếu tín nhiệm của từng chức danh được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội cuối năm.
Có công khai tỷ lệ phiếu tín nhiệm của từng chức danh được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội cuối năm? (Hình từ Internet)
Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn được quy định thế nào?
Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn được quy định khoản 1 Điều 19 Nghị quyết 96/2023/QH15 như sau:
Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn ghi rõ thời gian lấy phiếu tín nhiệm, tổng số người được lấy phiếu tín nhiệm, đánh giá chung về việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với từng người, xác định những người thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 Nghị quyết 96/2023/QH15.
Đồng thời, Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm này sẽ được gửi đến cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Lưu ý: Kết quả lấy phiếu tín nhiệm phải được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để cử tri và Nhân dân biết chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm được thông qua.
Phiếu tín nhiệm được xác định là phiếu hợp lệ khi nào?
Phiếu sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm và việc xác định phiếu hợp lệ được quy định tại Điều 18 Nghị quyết 96/2023/QH15 như sau:
- Phiếu sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này, gồm các phiếu riêng đối với từng chức vụ và nhóm chức vụ. TẢI VỀ
+ Trên từng phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.
+ Trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 96/2023/QH15 thì trên phiếu tín nhiệm ghi đầy đủ các chức vụ đó.
- Những trường hợp sau đây là phiếu không hợp lệ:
+ Phiếu không theo mẫu quy định do Ban kiểm phiếu phát ra;
+ Phiếu không xác định mức độ tín nhiệm hoặc lựa chọn nhiều hơn một mức độ tín nhiệm.
Lưu ý: Trường hợp phiếu ghi tên nhiều người mà phần thể hiện mức độ tín nhiệm đối với một người không hợp lệ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì chỉ xác định kết quả không hợp lệ đối với người đó, kết quả thể hiện mức độ tín nhiệm đối với những người còn lại trong danh sách vẫn hợp lệ.
Trường hợp phiếu có ghi thêm tên của người ngoài danh sách đã có trong phiếu do Ban kiểm phiếu phát ra thì phần ghi thêm đó không có giá trị; kết quả thể hiện mức độ tín nhiệm đối với những người còn lại trong danh sách vẫn hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?