Cổ đông hiện hữu không gửi phiếu đăng ký mua cổ phần về công ty chưa đại chúng đúng hạn thì có được quyền ưu tiên mua cổ phần trong đợt chào bán cổ phần riêng lẻ không?
- Trong thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty chưa đại chúng đến cổ đông hiện hữu có nội dung về thời hạn đăng ký mua không?
- Cổ đông hiện hữu không gửi phiếu đăng ký mua cổ phần về công ty chưa đại chúng đúng hạn thì có được quyền ưu tiên mua cổ phần trong đợt chào bán cổ phần riêng lẻ không?
- Chào bán cổ phần riêng lẻ có phải là một trong các hình thức chào bán cổ phần hay không?
Trong thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty chưa đại chúng đến cổ đông hiện hữu có nội dung về thời hạn đăng ký mua không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 125 Luật Doanh nghiệp 2020 về chào bán cổ phần riêng lẻ cụ thể như sau:
Chào bán cổ phần riêng lẻ
…
2. Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng thực hiện chào bán cổ phần riêng lẻ theo quy định sau đây:
a) Công ty quyết định phương án chào bán cổ phần riêng lẻ theo quy định của Luật này;
b) Cổ đông của công ty thực hiện quyền ưu tiên mua cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều 124 của Luật này, trừ trường hợp sáp nhập, hợp nhất công ty;
c) Trường hợp cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua không mua hết thì số cổ phần còn lại được bán cho người khác theo phương án chào bán cổ phần riêng lẻ với điều kiện không thuận lợi hơn so với điều kiện chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 124 Luật Doanh nghiệp 2020 về chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu như sau:
Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu
1. Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ tại công ty.
2. Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng được thực hiện như sau:
a) Công ty phải thông báo bằng văn bản đến cổ đông theo phương thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của họ trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua cổ phần;
b) Thông báo phải gồm họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty; tổng số cổ phần dự kiến chào bán và số cổ phần cổ đông được quyền mua; giá chào bán cổ phần; thời hạn đăng ký mua; họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. Kèm theo thông báo phải có mẫu phiếu đăng ký mua cổ phần do công ty phát hành. Trường hợp phiếu đăng ký mua cổ phần không được gửi về công ty đúng hạn theo thông báo thì cổ đông đó coi như đã không nhận quyền ưu tiên mua;
Như vậy, từ các quy định trên thì trong thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty chưa đại chúng đến cổ đông hiện hữu phải có nội dung về thời hạn đăng ký mua.
Kèm theo thông báo này phải có mẫu phiếu đăng ký mua cổ phần do công ty phát hành.
Cổ đông hiện hữu không gửi phiếu đăng ký mua cổ phần về công ty chưa đại chúng đúng hạn thì có được quyền ưu tiên mua cổ phần trong đợt chào bán cổ phần riêng lẻ không?
Cổ đông hiện hữu không gửi phiếu đăng ký mua cổ phần về công ty chưa đại chúng đúng hạn thì có được quyền ưu tiên mua cổ phần trong đợt chào bán cổ phần riêng lẻ không? (Hình từ Internet)
Như đã phân tích ở trên thì trong thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty chưa đại chúng gửi đến cổ đông hiện hữu phải có nội dung về thời hạn đăng ký mua.
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 125 Luật Doanh nghiệp 2020 và điểm b khoản 2 Điều 124 Luật Doanh nghiệp 2020 thì nếu hết thời hạn đăng ký mua đã thông báo đến cổ đông hiện hữu mà phiếu đăng ký mua cổ phần không được gửi về công ty đúng hạn theo thông báo thì cổ đông đó coi như đã không nhận quyền ưu tiên mua cổ phần trong đợt chào bán cổ phần riêng lẻ.
Chào bán cổ phần riêng lẻ có phải là một trong các hình thức chào bán cổ phần hay không?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020 về chào bán cổ phần như sau:
Chào bán cổ phần
1. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ.
2. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
b) Chào bán cổ phần riêng lẻ;
c) Chào bán cổ phần ra công chúng.
3. Chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty đại chúng và tổ chức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
4. Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.
Như vậy, Chào bán cổ phần riêng lẻ là một trong các hình thức chào bán cổ phần theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?